NATO tăng cường năng lực tác chiến đối phó với “mối đe dọa” Nga

NATO tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng ứng phó (NRF), Die Welt (hãng thông tấn Đức) dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao giấu tên của NATO cho biết.

Theo Die Welt: “Trên cơ sở việc Nga triển khai quân gần biên giới với Ukraine, NATO phản ứng bằng một biện pháp quân sự cụ thể đầu tiên, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Ứng phó NATO (NRF), 40.000 quân nhân đa quốc gia trong các tình huống khủng hoảng”.

Quyết định được Hội đồng Bắc Đại Tây Dương đưa ra vào tuần trước.

NRF là lực lượng đa quốc gia, được trang bị công nghệ quân sự tiên tiến, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Lực lượng này bao gồm các đơn vị hỗn hợp tác chiến trên bộ, trên không, trên biển và Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (SOF) có thể triển khai nhanh chóng, bất cứ khi nào theo yêu cầu.

Năm 2014, NRF được tăng cường một “lực lượng mũi nhọn”, được gọi là Lực lượng Đặc nhiệm Hỗn hợp Sẵn sàng Rất cao (VJTF).

NATO tăng cường năng lực tác chiến đối phó với “mối đe dọa” Nga

Theo bản tin của Die Welt, VJTF “có thể sẵn sàng triển khai tới khu vực khủng hoảng trong vòng 5 ngày”. Trước đó, thời gian triển khai là 7 ngày. Khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị hậu cần và lực lượng đặc biệt của NRF cũng được tăng lên.

Đại diện chính thức của NATO không xác nhận thông tin trên - theo Die Welt. Quan chức Liên minh lưu ý rằng NATO tuân thủ chính sách quốc phòng và đối thoại.

Do đó, bản tin vẫn chưa được xác nhận, nhưng cho thấy nhận thức của giới lãnh đạo phương Tây trước cái gọi là mối đe dọa Nga.

Matxcơva nhiều lần tuyên bố không đe dọa bất kỳ ai, và trên thực tế không có hứng thú tấn công các nước láng giềng phương Tây.

Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov, đáp trả những cáo buộc liên tục có ý đồ khiêu khích rằng, Nga di chuyển quân trong lãnh thổ của mình và theo quyết định của chính nhà nước Nga, không đe dọa bất kỳ ai và không ai cần thiết phải lo lắng.

Những cáo buộc của phương Tây về việc Nga tập trung binh lực trên lãnh thổ quốc gia mình chỉ là lý do để NATO, dưới sự lãnh đạo của Mỹ, tăng cường quân sự ở Đông Âu, gần biên giới Nga và ràng buộc chặt chẽ hơn nữa các quốc gia châu Âu vào chính sách đối ngoại của Mỹ, tương tự như chương trình F-35.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
back to top