Số nạn nhân trong vụ việc lên tới 24 người. Ít nhất 11 công dân Tajik đã bị thương, trong đó có 3 dân thường và 8 quân nhân. Những nạn nhân còn lại là quân nhân và dân thường Kyrgyzstan.
Theo thông tin mới nhất, có 2 người thiệt mạng. Một quả đạn pháo rơi trúng ngôi nhà của cư dân ở làng Somonien.
Không rõ vụ tấn công bắt nguồn từ đâu, khi các bên cáo buộc nhau đã sử dụng đạn pháo.
Nạn nhân thứ 2 là một tài xế xe cấp cứu, thiệt mạng khi xe bị trúng đạn.
Theo cơ quan biên phòng Kyrgyzstan, xung đột bắt đầu khi binh lính Tajik chặn đường cao tốc Batken-Isfana và nổ súng vào quân đội Kyrgyzstan.
Phía Tajikistan cáo buộc, vụ giao chiến bùng nổ khi một nhóm 50 công dân Kyrgyzstan cưỡng bức chặn xe của một công dân Tajik khi đang đi từ làng Tajik này sang làng Tajik khác.
Tajikistan cáo buộc tình huống này đã có hành động gây hấn của binh lính Kyrgyzstan khiến cuộc xung đột giữa các cư dân địa phương và nhanh chóng leo thang thành một cuộc đấu súng giữa những người lính biên phòng.
“Phía Kyrgyzstan đã không thực hiện động thái làm dịu tình hình. Thay vào đó, các binh sĩ biên phòng Cộng hòa Kyrgyzstan chiếm giữ các vị trí bắn dọc theo cây cầu và nổ súng vào dân thường” - Tajikistan cáo buộc.
Ủy ban An ninh Quốc gia Kyrgyzstan tuyên bố, nguyên nhân dẫn đến xung đột là do đoạn đường cao tốc Batken-Isfana bị phong tỏa. Chính quyền Bishkek cho rằng binh sĩ Tajik đã nổ súng và sử dụng cả súng cối.
Đêm ngày 28/12, Bishkek và Dushanbe đồng ý về một lệnh ngừng bắn theo hòa giải ngoại giao của CSTO. Trong khi các nỗ lực chính trị được tiến hành, cả hai bên đều đã triển khai các thiết bị quân sự hạng nặng và tăng cường binh lực tới các khu vực biên giới nhạy cảm.
Cuối tháng 4/2021, bùng phát một vụ xả súng trên vùng biên giới Tajikistan và Kyrgyzstan đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 người cả hai bên, gần 150 người bị thương. Các bên đã sử dụng vũ khí bộ binh và pháo trong cuộc xung đột.
Hơn 900 km biên giới giữa hai nước vẫn không bị giới hạn. Một phần đáng kể của cơ sở hạ tầng trong khu vực tranh chấp, bao gồm cả vùng đất rộng lớn của Tajik ở Vorukh, được xây dựng từ thời Liên Xô.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, do không có ranh giới chính thức, các cuộc xung đột bùng phát thường xuyên trong việc tiếp cận các nguồn nước và đồng cỏ và những con đường giữa các vùng đất địa phương.
Vào mùa hè, mâu thuẫn leo thang do lượng nước tiêu thụ cho nông nghiệp tăng lên.
Những xung đột trên vùng biên giới Tajik-Kyrgyzstan thường xuyên đe dọa nguy cơ chiến tranh.
Trung Á giai đoạn hiện nay đối mặt trực tiếp với nguy cơ xung đột vũ trang giữa các quốc gia, và bất ổn chính trị trong lòng các quốc gia láng giềng.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất ổn thường là thu nhập thấp của người dân, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, sự tha hóa, sự lây lan của hệ tư tưởng tôn giáo và dân tộc cực đoan, sự xâm nhập của các nhóm khủng bố từ Afghanistan và các quốc gia khác.