Anh dự kiến cung cấp pháo phản lực – tên lửa hạng nặng M270 MLRS cho Ukraine

Anh muốn cung cấp cho Ukraine các tổ hợp pháo phản lực hạng nặng M270 MLRS trên thân xe bánh xích, trong khi Washington sẽ viện trợ M142 HIMARS phiên bản bánh hơi.

Cả hai tổ hợp pháo phản lực - tên lửa này đều do Mỹ sản xuất và cung cấp cho các quốc gia NATO, Anh cần sự cho phép của Washington để chuyển giao loại vũ khí hạng nặng này cho Ukraine.

Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace xác nhận ý định của London. Ông cho biết, những tổ hợp pháo phản lực – tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu trên khoảng cách tới 80 km, tăng cường đáng kể năng lực tác chiến cho quân đội Ukraine.

2 tổ hợp pháo phản lực – tên lửa đều do Lockheed Martin chế tạo và sử dụng chung các loại rockets và tên lửa. HIMARS có bánh lốp và mang theo một cơ số đạn, M270 MLRS mang theo 2 cơ số.

Mỹ đã cân nhắc cung cấp cả hai phiên bản này nhưng chỉ chọn loại nhẹ.

Theo Politico, chính phủ Anh đang đàm phán với chính quyền Biden để được phép cung cấp các tổ hợp pháo phản lực – tên lửa hạng nặng hơn từ kho vũ khí lưu trữ dự bị. Sáng ngày 6/1, thủ tướng Anh Boris Johnson đã thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden về vấn đề này.

Các lãnh đạo cơ quan ngoại giao của 2 quốc gia, Ngoại trưởng Liz Truss Vương quốc Anh và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, sẽ thảo luận thêm về vấn đề này vào sáng 2/6.

Theo những thông tin bên lề, Mỹ dự kiến ​​sẽ bật đèn xanh cho đề xuất này.

Một nguồn tin khác cho biết chính quyền Biden muốn các quốc gia, có trong biên chế MLRS sẽ chuyển giao vũ khí đến Ukraine sau khi nhận được sự khuyến khích từ quyết định của Mỹ chuyển giao HIMARS.

Hiện 15 quốc gia có nhiều phiên bản khác nhau của pháo phản lực – tên lửa hạng nặng do Mỹ sản xuất.

Khi Washington công bố quyết định cung cấp vũ khí hiện đại hơn cho Ukraine, Nhà Trắng cho biết, động thái này không khiến Mỹ trở thành một bên trong cuộc xung đột.

Lý do vì Kiev đã đảm bảo vũ khí sẽ không được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga - Bộ trưởng Blinken nhấn mạnh.

Matxcơva chỉ ra một kỷ lục về những lời hứa mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ qua kể từ khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, khẳng định những tuyên bố của ông Zelensky không có nhiều trọng lượng.

Nga cho biết sẽ sử dụng các biện pháp quân sự để xóa bỏ những mối đe dọa từ vũ khí của Mỹ khi Ukraine sở hữu.

Moscow nhấn mạnh, Washington rõ ràng đang leo thang và lôi kéo các quốc gia NATO khác cùng leo thang trong cuộc khủng hoảng và ngày càng gần hơn nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga, tình huống mà các quan chức Mỹ tuyên bố muốn tránh.

Theo Đời sống - Tri thức Cuộc sống
back to top