Trên chiến trường Syria, các phi công chiến đấu Nga thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị rơi, tính mạng bị đe dọa từ các nhóm khủng bố và Hồi giáo cực đoan thánh chiến.
Sự sống còn của phi công cả Nga và Syria phụ thuộc hoàn toàn vào đội cứu hộ từ căn cứ không quân Hmeimim.
Giữ chặt khẩu tiểu liên và phương tiện cứu hộ, phi công nhảy dù phải cơ động khẩn cấp đến “điểm cao” thuận tiện cho phát hiện và cứu hộ.
Trong thời gian tối đa mười phút kể từ thời điểm phi công bị bắn rơi báo cáo trên sóng truyền thông, trực thăng cứu hộ phải cất cánh khỏi đường băng.
Bay cùng với trực thăng cứu hộ là trực thăng tấn công Ka-52 "Alligator". Phải sẵn sàng cho những tình huống nguy hiểm nhất.
“Các nhóm trực thăng cứu hộ luôn tiến hành chuyến bay với đầy đủ cơ số đạn dược, bao gồm cả trực thăng vận tải. Không được phép quên, chúng ta đang ở trong vùng chiến sự và bất cứ nơi nào cũng có thể có sự hiện diện của các nhóm vũ trang bất hợp pháp” - chỉ huy phi đội Mi-8 Sergei Samartsev cho biết.
Địa điểm nhảy dù của phi công có thể bị kẻ thù theo dõi và tiếp cận bằng các phương tiện cơ giới. Nhiệm vụ của lực lượng cứu hộ là phải đến trước và ngăn chặn nguy cơ bị kẻ thù tập kích, đảm bảo an toàn cho phi công.
“Phải luôn nhớ một điều - một đồng đội đang gặp nguy hiểm. Sự sống còn của đồng đội phụ thuộc vào tốc độ, các hành động chuẩn xác và thành thục, sự bình tĩnh của nhóm. Không được phép nghĩ về bản thân” - Vitaly Ivanov, chỉ huy trưởng nhóm cứu hộ nhấn mạnh.
Ngay khi máy bay trực thăng xuất hiện phía chân trời, phi công gặp nạn đốt một quả đạn khói – thông báo vị trí. Những quân nhân đầu tiên tiếp đất là tổ yểm trợ hỏa lực. Lính Spetsnaz triển khai phòng ngự vòng cung. Dưới hỏa lực yểm trợ, quân nhân cứu hộ tiếp đất và tiến hành cứu hộ, sơ tán phi công. Nhóm cứu hộ đã có một số lần thực hiện nhiệm vụ giải cứu các quân nhân cả Nga và Syria dưới hỏa lực của kẻ thù.
Khi phi công lên được máy bay, nhân viên quân y lập tức tiến hành các sơ cứu đầu tiên trong khi bay. Nếu người bị thương đến được với các bác sĩ trong 60 phút, cơ hội được cứu sống cao hơn rất nhiều.
“Có thể là những vết thương và tổn thương khác nhau khiến người bị thương thiệt mạng, nhưng luôn vẫn chảy máu nhiều, sốc ... Nhiệm vụ của quân y là sử dụng tất cả những gì có trong hộp cấp cứu khẩn cấp để ngăn chặn điều này” - Dmitry Sokolov, nhân viên y tế cứu hộ của nhóm tìm kiếm cứu nạn cho biết - “Phải bàn giao nạn nhân an toàn và trong trạng thái ổn định cho các bác sĩ, không để tình trạng diễn biến xấu hơn trước khi cứu hộ”.
Sự thành công của một chiến dịch cứu hộ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp của mỗi người. Đặc biệt quan trọng là kỹ năng nghề nghiệp của các phi công trực thăng.
Khó khăn nhất là cứu hộ trên núi hoặc từ dưới nước. Giữ máy bay trực thăng chính xác trên một điểm nhất định trong điều kiện gió mạnh và không có dấu hiệu là một nhiệm vụ khó khăn.
Hơn nữa, phi công phải bay lơ lửng ở độ cao thấp an toàn là 40 mét. Nếu không, dưới những đợt sóng và nước bắn lên do áp lực của cánh quạt, nạn nhân đơn giản là chết đuối. Ngoài ra, phi công phải sẵn sàng đối phó nguy cơ rơi trực thăng xuống biển trong tình huống bất ngờ như gió mạnh hoặc hỏa lực đối phương.
Đai cứu hộ, còn được gọi là phao cứu hộ, giúp cho phi công nổi trên mặt nước. Đây là khí tài không thể thiếu trong trang bị của phi công, thực hiện nhiệm vụ trên vùng nước. Ngoài ra, sẽ có một điểm phát sáng, cho phép dễ nhận biết trên mặt nước từ trên cao.
Người cứu hộ cần buộc chặt nạn nhân vào thiết bị cứu hộ, sau đó tời được bật lên. Nhân viên cứu hộ và nạn nhân (giả định) được đưa lên trực thăng an toàn và máy bay hướng về sân bay, nhiệm vụ hoàn thành.