Thủ tướng Nikol Pashinyan trên trang Facebook cho biết: “Ở một số khu vực, Quân đội Phòng vệ Karabakh tự tin kiểm soát tình hình, một số khu vực khác tình hình rất khó khăn. Tôi không giấu giếm điều đó ”.
Ông kêu gọi các quân nhân đã xuất ngũ một năm trước tái ngũ tham gia chiến đấu lực lượng vũ trang.
“Luật pháp của chúng ta không cho phép động viên mọi người ngay cả trong thời chiến, nhưng tôi mong các bạn hãy quay trở lại đơn vị” - ông nói. “Các bạn nên biết rằng, đây là một cuộc chiến tranh giành quyền được sống. Nếu không, chúng ta sẽ phải đối mặt với nạn diệt chủng”.
Thủ tướng nói rằng ông kêu gọi họ không phải là (để giải quyết) một cuộc xung đột đơn giản, mà là cuộc chiến "giữa sự sống và cái chết". Pashinyan cũng tuyên bố, ông hoàn toàn tin tưởng vào chiến thắng của Armenia.
Việc huy động nhân sự cho thấy tình hình thực tế trở lên căng thẳng đối với chính phủ Pashinyan trong bối cảnh cuộc chiến đang gia tăng với Azerbaijan. Nhưng những đơn vị mới, không có vũ khí hiện đại, thiếu chỉ huy có kinh nghiệm và kỹ năng chiến cao, sẽ không thể xoay chuyển tình thế của cuộc xung đột. Việc động viên dự bị động viên lúc này chỉ làm tăng thêm thương vong cho Armenia.
Thư ký báo chí của Tổng thống Cộng hòa Nagorno - Karabakh (còn gọi là Cộng hòa Artsakh, quốc gia độc lập tự xưng ở Nagorno - Karabakh) xác nhận rằng lực lượng Armenain buộc phải rút lui ở một số khu vực, dưới sức ép tấn công hỏa lực của Azerbaijan.
Trong khi đó, Tổng thống Armenia Armen Sarkissian cho rằng có lẽ Armenia không có lựa chọn nào khác ngoài việc công nhận nước Cộng hòa Artsakh độc lập và công khai hỗ trợ nước này.
Bất chấp sự hiện diện với số lượng lớn lực lượng quân đội Aremnain ở Karabakh và vùng Nagorno - Karabakh hội nhập sâu rộng vào Armenia, trong suốt nhiều năm qua, giới lãnh đạo Armenia không tiến hành các bước công nhận Artsakh là một quốc gia độc lập hoặc sát nhập vào Armenia. Những hành động như vậy cũng không được thực hiện ngay cả khi bắt đầu cuộc chiến quy mô lớn với Azerbaijan vào ngày 27/9.
Armenia hiện này là nước cộng hòa nghị viện, phần lớn quyền lực chính trị nằm trong tay Thủ tướng Nikol Pashinyan. E kíp Pashinyan nổi tiếng với quan điểm thân phương Tây và quyết liệt chống Nga, chính sách đối ngoại này trở thành nguyên nhân chính khiến vị thế Armenia suy yếu trong khu vực, tạo điều kiện cho liên minh Azerbaijan - Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào Karabakh.
Ngay cả tình huống đối mặt với thất bại, chính phủ Pashinyan vẫn tiếp tục duy trì "chính sách chiến tranh kỳ lạ", không thực hiện các bước cần thiết về chính trị để tìm sự ủng hộ quốc tế nhằm kiềm chế cuộc tấn công của Liên minh Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ trước khi chiến tuyến phòng ngự Nagorno – Karabakh sụp đổ hoàn.
Theo các nguồn tin địa phương và các chuyên gia, tình huống này là kết quả của việc mong muốn duy trì các điều kiện mà giới lãnh đạo Armeinan hiện nay đang thực thi đường lối chống Nga, chờ đợi sự ủng hộ từ phương Tây để có thể kiềm chế được Thổ Nhĩ Kỳ.
Rõ ràng các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, sẽ có những ủng hộ với Armenia, nhưng trong điều kiện không làm ảnh hưởng đến chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nói cách khác, với chính sách chống Nga, Armenia đã rơi vào tình trạng hoàn toàn bị cô lập.