Những video này đã tác động rất lớn đến sức chiến đấu và tâm lý của binh sĩ và người dân Syria, kích động các tay súng Hồi giáo cực đoan thánh chiến hung hăng tiến lên do tin tưởng vào hiệu quả những cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các lực lượng vũ trang chính quyền Damascus.
Nhưng các nhà phân tích công nghệ truyền thông phát hiện thấy khá nhiều vấn đề không chuyên nghiệp và không thật có liên quan đến các video này.
Hầu hết các 'video lạ' được 'Clash Report' - hãng truyền thông hàng đầu trong chiến dịch tuyên truyền của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên mạng xã hội - thực hiện.
Trong hàng trăm video được công bố, có những video đáng chú ý, như UAV Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy các hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất, không kích tiêu diệt một đoàn xe quân sự lớn của Quân đội Syria. Những video này trở thành tâm điểm sự chú ý của quốc tế, nhưng không ai phát hiện được những dấu hiệu lạ trong đó.
Trong Video 1 - Phá hủy hệ thống phòng không Pantsir đầu tiên do Nga sản xuất - được đăng tải trên Twitter, ghi lại cảnh máy bay không người lái quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy một chiếc Pantsir - S1 trong biên chế lực lượng phòng không Quân đội Syria.
Một tổ hợp Pantsir-S1 bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy cùng lúc cả ở Syria và Libya
Nhưng cùng ngày đó, cùng một video, tài khoản Clash Report bằng tiếng Ả Rập lại công bố tổ hợp Pantsir -S1 này do các lính đánh thuê thuộc Công ty quân sự tư nhân Nga – Wagner điều khiển, radar vẫn đang hoạt động, đã bị máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy, nhưng là ở Libya (Ankara thường xuyên tuyên bố rằng các lực lượng dân quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang chiến đấu với lính đánh thuê Nga ở Libya).
Cả hai bài viết đều có chung một mô tả, chi phí của Pantsir-S1 là 75 triệu USD và chỉ có 12 quốc gia có trang thiết bị này.
Hai video giống nhau hoàn toàn, một bằng tiếng Ả rập ghi ở Libya, một bằng tiếng Anh ghi ở Syria |
Trong Video 2 - Phá hủy hệ thống phòng không thứ hai Pantsir –S1, cũng ghi lại cảnh một chiếc UAV Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy tổ hợp Pantsir-S1 ở Saraqib (Syria) được công bố ngày 03.03.2020.
Nhìn kỹ một chút, có thể thấy rõ ràng video dài 16 giây bao gồm hai clip được dán lại. Video đầu tiên cho thấy radar của xe đang quay. Clip thứ hai bắt đầu bằng một vụ nổ, nhưng 2 clip được nối theo cách để tạo cảm giác rằng đây là một video liên tục. Nhìn kỹ hơn cho thấy clip thứ hai được quay từ một góc độ khác và vệt bánh xe trên tuyết nông hơn rất nhiều so với vệt ban đầu, có nghĩa là vụ nổ diễn ra với một phương tiện khác nhẹ hơn.
Những ảnh trong khoảng thời gian từ giây thứ 11 đến giấy thứ 14 khi vụ nổ diễn ra, cảnh quay tối sẫm với vệt chỉ thị mục tiêu flash và sau đó tiếp tục một vụ nổ. Điều đó được giải thích là vụ nổ lớn khiến camera tối lại vì bức xạ quang học, nhưng rõ ràng đây là điểm kết nối 2 clip.
UAV Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy tổ hợp Pantsir-S1 của Syria, chiếc xe biến mất, khung cảnh thay đổi
Đến khoảng 14-16 giây sau, có thể cho thấy, các vệt bánh xe của Pantsir chuyển theo chiều ngang và nông hơn rất nhiều lần. Rõ ràng cảnh quay ghi lại một vụ nổ với phương tiện khác.
Sau vụ nổ, một đám mây mảnh vụn bay lên không trung. Nhưng nếu phóng to ảnh và xem xét kỹ, thì một số mảnh vỡ có hình dáng giống hệt nhau, chỉ khác về kích thước.
Các mạnh vỡ vụn giống nhau một cách kỳ lạ |
Thú vị hơn nữa, hệ thống Pantsir đã... biến mất trong những giây cuối cùng sau vụ nổ và trước khi video kết thúc. Tổ hợp Pantsir được lắp đặt trên xe vận tải đặc chủng đại xa bốn cầu trục, lớn hơn nhiều so với một chiếc xe tải bình thường. Điều đó có nghĩa là vẫn còn xác xe và những mảnh vỡ lớn, các bộ phận của khung gầm xe. Nhưng trong video không không có gì cả. Chỉ có thể thấy các mảnh vỡ nhỏ giống hệt nhau trên mặt đất.
Video 3 - Các cuộc tấn công vào đoàn xe quân sự Syria gần Maarat al-Numan. Đây cũng là video của Clash Report đăng tải ngày 03.03.2020. Video ghi lại cảnh UAV quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công một đoàn xe quân sự Quân đội Syria.
Bắt đầu từ giây thứ 13 của video, hình ảnh hồng ngoại ghi lại cảnh một binh sĩ Syria từ một chiếc xe tăng di chuyển về phía chiếc xe bọc thép khác. Nhưng cách di chuyển của người lính bên cạnh chiếc xe bọc thép, bị nổ tung ngay sau đó rất kì dị, tương tự như trong game nhập vai. Thực tế, các kỹ thuật ghép hình phần mềm hiện nay cho phép có thể ghép 2 frame chuyển động.
So với những người lính chạy theo hàng ngũ ở bên phải, chuyển động của người bên trái giật cục, trong khi chuyển động của mọi người khác trong đoạn clip thật hơn rất nhiều.
Các mảnh võ cháy từ vụ không kích hoàn toàn giống nhau |
Sau đó, cảnh quay ghi lại một vụ nổ tiếp theo. Nhưng sau khi vụ nổ diễn ra, trên video xuất hiện một binh sĩ từ chiếc xe tăng phía sau, nhưng bước di chuyển của người này hoàn toàn không giống như việc thoát chết từ một vụ nổ vừa xảy ra cách đó 1 giây, mà đơn giản như đi từ xe này sang xe khác. Đồng thời rất nhiều mảnh vỡ lửa cháy cũng giống nhau, tại giây thứ 41 của video.
Đoạn clip cuối cùng ghi lại cảnh quân đội và một chiếc xe tăng của quân đội Syria bị chiếc UAV vũ trang quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Ngay sau đó video nhanh chóng nghiêng sang một bên, chỉ có một chớp sáng của vụ nổ, nhưng không có bất cứ hình ảnh hậu quả nào.
Những vụ UAV tấn công phá hủy tăng thiết giáp của quân đội Syria
Tất cả các video đều không ghi lại hậu quả sau cuộc tấn công như xe cháy, trang thiết bị bị phá hủy, mà thường bị cắt ngay sau vụ nổ vài giây.
Từ một số video đã nêu, đã đặt ra nghi vấn truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng nhiều video giả tạo để tuyên truyền cho chiến thắng của chiến dịch Lá chắn Mùa xuân của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Không loại trừ rằng, đây là các video truyền thông giả mạo, vốn rất phổ biến với các bên xung đột. Các chuyên gia dựng clip của Thổ Nhĩ Kỳ có tay nghề cao, nhưng không thể ngụy tạo được hoàn hảo được các video phục vụ cho hệ thống tuyên truyền của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các video này cũng khiến một số lượng lớn người xem lầm tưởng.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đăng một bản tuyên bố về thương vong và tổn thất của Quân đội Syria trong Chiến dịch Lá chắn Mùa xuân:
Những chiến thắng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ theo công bố |