Ông Stoltenberg cho biết, NATO sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine trong nhiều năm tiếp theo nếu cần thiết, để có thể đẩy quân đội Nga ra khỏi Donbass.
Các quốc gia thành viên của NATO phải chuẩn bị cho khả năng xung đột giữa Moscow và Kiev kéo dài trong nhiều năm - ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Tổng thư ký NATO cho rằng phương Tây không nên ngừng trang bị vũ khí cho Ukraine “ngay cả trong tình huống chi phí cao trong viện trợ quân sự do giá năng lượng và lương thực tăng cao.
Ông Stoltenberg tin tưởng rằng, những loại vũ khí hiện đại do phương Tây cung cấp sẽ “ làm tăng khả năng chiến đấu”. Và quân đội Ukraine có thể giành chiến thắng trên chiến trường.
Ông cũng cảnh báo rằng mọi thứ không thể đơn giản trở lại bình thường. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc chiến này sẽ tiếp tục làm như sau cuộc chiến chống lại Gruzia năm 2008, và sau khi Crimea tái gia nhập Nga năm 2014, thì “châu Âu sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều”.
Năm 2008, quân đội Nga tiến hành cuộc tiến công ngắn vào Gruzia, sau khi Tbilisi ra lệnh quân đội nã pháo vào vùng Nam Ossetia, sát hại các binh sĩ gìn giữ hòa bình Nga.
Ông Stoltenberg một lần nữa khẳng định, NATO sẽ không đưa quân vào Ukraine, mà chỉ tập trung tăng cường khả năng phòng thủ các quốc gia thành viên. Ông cũng cảnh báo về những rủi ro trong xung đột hạt nhân, nhấn mạnh: " cuộc chiến tranh hạt nhân không thể thắng và không bao giờ được tiến hành", chỉ trích Moscow về điều mà ông gọi là hoạt động chuẩn bị sẵn sàng cho "cuộc tấn công hạt nhân" nguy hiểm và vô trách nhiệm .
Cuộc phỏng vấn diễn ra vài ngày sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Mario Draghi và Tổng thống Romania Klaus Iohannis thăm Kiev. Các nhà lãnh đạo EU hứa sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine, bao gồm những lô vũ khí mới, ủng hộ việc Kiev ứng cử vào EU.
Nhưng sau chuyến thăm, Scholz kêu gọi Kyiv tiếp tục đối thoại với Nga, ông Macron nói rằng không loại trừ việc đến thăm Moscow và thảo luận với Putin nếu một số điều kiện được đáp ứng.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev trong tuần này, đề xuất với Tổng thống Volodymyr Zelensky một chương trình đào tạo lớn cho các lực lượng Ukraine, huấn luyện tới 10.000 binh sĩ sau mỗi chương trình 120 ngày.
Những khó khăn về năng lượng, lương thực và chi phí quân sự ngày càng cao đang đẩy các quốc gia châu Âu vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Dù tuyên bố sẽ ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột, có thể kéo dài nhiều năm nhưng châu Âu sẽ phải đối mặt với những bất ổn chính trị không thể lường trước, nguy cơ những khoản đầu tư cho Ukraine không có khả khả năng thu hồi.