Mỹ tăng cường diễn tập hải quân với đồng minh trên vùng nước Tây Thái Bình Dương

Các lực lượng hải quân Úc, Canada, Đức, Nhật Bản và Mỹ đang tiến hành cuộc diễn tập hải quân chung trên Biển Philippines ngoài khơi bờ biển phía nam Nhật Bản.

15 chiến hạm ​​từ Hải quân Hoàng gia Úc, Hải quân Hoàng gia Canada, Hải quân Đức, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Mỹ tham gia cuộc diễn tập Thường niên (ANNUALEX) trên biến Philippines. Ảnh Hải quân Mỹ

Cuộc diễn tập chung do Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản dẫn đầu, được gọi là ANNUALEX 2021, bắt đầu vào ngày 21/11 và sẽ kết thúc vào ngày 30/11.

Cuộc diễn tập là sự kiện huấn luyện hải quân hàng năm của JMSDF với sự tham gia của hải quân các nước khác. Năm 2021, lần đầu tiên có lực lượng Hải quân Đức.

Cuộc diễn tập bao gồm các hoạt động thục luyện tăng cường các chiến thuật liên kết phối hợp chung, tác chiến tàu ngầm, tác chiến phòng không, bổ sung hậu cần trên biển, trực thăng bay xuyên boong và cơ động trong đội hình chiến đấu - Hạm đội 7 Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.

Tham mưu trưởng Hải quân Đức, Phó Đô đốc Kay-Achim Schönbach, nhấn mạnh trong thông cáo báo chí về việc sẽ triển khai thường xuyên các chiến hạm Hải quân Đức trên vùng nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Schönbach cho biết trong thông báo. “Hải quân Đức sẽ tăng cường sự hiện diện trong khu vực thông qua hợp tác an ninh và quốc phòng sâu rộng hơn với các đối tác, Đức sẽ đưa một khu trục hạm cùng một tàu tiếp liệu hai năm một lần đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Khinh hạm Đức FGS Bayern (F217) hiện đang tham gia cuộc tập trận ANNUALEX 2021.

Hải quân Mỹ tham gia với tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) với không đoàn không quân hải quân CVW-2, tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57), khu trục hạm USS Stockdale (DDG-106), tàu hậu cần kỹ thuật USNS Rappahannock (T -AO-204), USNS John Ericsson (T-AO-194) và một tàu ngầm lớp Los Angeles.

Chuẩn đô đốc Dan Martin, chỉ huy của Nhóm tấn công tàu sân bay (CSG) 1, cho biết: “ANNUALEX mang đến cơ hội phối hợp chiến lược, hợp tác và tăng cường hơn nữa hệ thống quan hệ đối tác và liên minh, cho phép Hải quân Mỹ duy trì một lực lượng tổng hợp linh hoạt, thích ứng với mọi tình huống và có khả năng nhanh chóng phát huy sức mạnh khi cần thiết trên vùng nước Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Hải quân Canada tham giá với khinh hạm tên lửa HMCS Winnipeg (FFH338), trước khi chiến hạm này lên đường về nước, kết thúc cuộc hải trình dài ngày trên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Hải quân Hoàng gia Australia tham gia với khu trục hạm HMAS Brisbane (D41) và khu trục hạm HMAS Warramunga (FFH152).

Trước cuộc diễn tập, hai khu trục Warramunga và Bayern đã thực hiện những cuộc tuần tra theo dõi và giám sát trên Biển Hoa Đông, thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên.

Khu trục hạm lớp Asagiri JS Yamagiri (DD 152) Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF), khu trục hạm JMSDF lớp Asahi JS Asahi (DD 119) và khu trục hạm lớp JMSDF Akizuki JS Teruzuki (DD 116) hải hành trong đội hình Cuộc tập trận thường niên (ANNUALEX) ngày 21/11. Ảnh Hải quân Mỹ

Các chiến hạm JMSDF tham gia cuộc diễn tập bao gồm ​​khu trục hạm hạng nặng đổ bộ trực thăng JS Izumo (DDH-183), khu trục hạm JS Inazuma (DD-105), JS Harusame (DD-102), JS Onami (DD-111), JS Teruzuki (DD-116), JS Asahi (DD-119), JS Yamagiri (DD-152), JS Kirishima (DDG-174), JS Chokai (DDG-176) và một tàu ngầm diesel-điện JMSDF.

Chuẩn đô đốc Komuta Shukaku, chỉ huy hải đội hộ tống 1 trong thông cáo báo chí chung với Hạm đội 7 nhấn mạnh: “Nhiều lực lượng hải quân (Mỹ, Úc, Canada và đặc biêt là Đức) tham gia cuộc diễn tập của JMSDF này. Tôi rất tự hào được tham gia với tư cách là tổng chỉ huy lực lượng chiến hạm mặt nước. Chúng tôi sẽ tăng cường sự hợp tác, hiệp đồng giữa các lực lượng hải quân đồng minh trong cuộc diễn tập chiến thuật cao cấp này".

Các lực lượng hải quân Úc, Canada, Đức, Nhật Bản và Mỹ tham gia cuộc diễn tập ANNUALEX 2021

Cùng thời gian này, Malaysia và Mỹ bắt đầu Hoạt động Huấn luyện Hàng hải (MTA) Malaysia 2021 trên tất cả các vùng biển và vùng trời eo biển Malacca ngày 23/11.

Cuộc diễn tập chung, theo thông cáo báo chí của Hạm đội 7, sẽ diễn ra trong 8 ngày, phát huy toàn bộ năng lực hải quân hai bên và năng lực hợp tác phát triển, thể hiễn rõ quyết tâm của Mỹ và Malaysia, "cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo Indo-Pacific tự do và rộng mở”.

Hải quân Mỹ tham gia với hạm tàu tuần duyên Littoral USS Tulsa (LCS-16), một máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon thuộc Bộ tư lệnh Đặc nhiệm Hải quân Mỹ (CTF) 72.

Hải quân Hoàng gia Malaysia triển khai khu trục hạm KD Lekiu (FFGH30) và hộ tống hạm KD Lekir (FSG26).

Hoạt động thực binh trên biển của cuộc diễn tập trận sẽ bao gồm huấn luyện “các chiến thuật tăng cường khả năng liên kết phối hợp giữa các chiến hạm trên biển khói, thực hiện các hoạt động cơ động phức tạp trong đội hình chiến đấu".

Trọng tâm cuộc diễn tập là các nội dung tác chiến mặt nước, huấn luyện lặn và cứu hộ, hậu cần trên biển, sử dụng hỏa lực trên boong và trao đổi giữa các kỹ thuật viên công binh hải quân trong các hoạt động rà phá thủy lôi và vũ khí nổ tự chế.

Malaysia và Mỹ cũng tiền hành các cuộc tham vấn với các chuyên gia về nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ lặn ngầm, cứu hộ đến luật hàng hải và thực thi pháp luật Hàng hải quốc tế.

Các nhân viên tổ chức liên chính phủ từ Sáng kiến ​​Các tuyến đường hàng hải quan trọng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (EU-CRIMARIO) thuộc Liên minh Châu Âu sẽ cung cấp kiến ​​thức chuyên môn về các chủ đề quan tâm nhằm tăng cường sự hiểu biết về môi trường hoạt động.

MTA Malaysia là một phần của chuỗi các cuộc diễn tập trong chương trình Hợp tác Sẵn sàng và Đào tạo (CARAT).

Mỹ đã hoàn thành các giai đoạn diễn tập với Indonesia và Brunei của dự án này vào đầu tháng 11.

Theo Đời sống - Tri thức Cuộc sống
back to top