F-35 là lớp máy bay chiến đấu mới nhất của Mỹ được đưa vào sử dụng và được thiết kế như một thế hệ tương tự thứ năm, nhằm dần thay thế F-16 Fighting Falcon trên chiến trường.
Đây là máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất trên thế giới sử dụng một động cơ, có trọng lượng nhẹ, với những tính năng kỹ chiến thuật đáng gờm, được thiết kế với mục đích có chi phí sản xuất thấp. F-35 là một trong ba loại tiêm kích tàng hình đang trong biên chế đã sẵn sàng chiến đấu trên thế giới, bao gồm tiêm kích tàng hình hạng nặng F-22 Raptor của Mỹ và J-20 Thành Đô của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, máy bay chiến đấu thế hệ 5 này vẫn có rất nhiều vấn đề về hiệu suất khai thác sử dụng, khiến chiếc F-35 Lightning II vẫn chưa phù hợp với những cuộc không chiến cường độ cao hoặc trung bình.
Hiện, Mỹ đang sản xuất khoảng hơn 100 chiếc F-35 mỗi năm, không quân Israel đã đưa vào biến chế chiến đấu 16 chiếc F-35.
Theo tuyên bố Không quân Israel, trong cuộc diễn tập “Enduring Lightning”, các phi công F-35 tiến hành các hoạt động mô phỏng trên nhiều không gian chiến trường khác nhau, tăng cường liên kết phối hợp giữa các lực lượng đồng minh trong khi phải đối mặt với hàng loạt các mối đe dọa trên không và trên mặt đất. Cuộc diễn tập được tiến hành phía Nam Israel.
Không quân Mỹ - Israel diễn tập chung bằng tiêm kích F-35. Video Weapons of The World
Chỉ huy trưởng Israel trong cuộc diễn tập, với mật danh là Thiếu tá M., cho biết: “đây là lần thứ hai chúng tôi bay cùng với các máy bay chiến đấu F-35 Mỹ. Chúng tôi mong muốn được liên kết càng nhiều càng tốt với những quốc gia, tham gia vào dự án phát triển máy bay chiến đấu này để có thêm kinh nghiệm, diễn tập với không quân Mỹ là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi kinh nghiệm khai thác sử dụng không quân Mỹ có rất nhiều kiến thức và chuyên môn về vấn đề này.
Các bài huấn luyện diễn tập được chúng tôi thực hiện vai kề vai. Lực lượng diễn tập bay theo đội hình 2 phi đội, mỗi phi đội bốn máy bay. Thông tin liên lạc trực tiếp với nhau qua một kênh truyền thông gián tiếp từ sở chỉ huy diễn tập chung, không trực tiếp từ máy bay qua máy bay".
Cuộc tập trận diễn ra trong giai đoạn gia tăng sự căng thẳng giữa Iran với Israel và Mỹ. Trong đó, những nghi vấn về khả năng tăng tốc chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của Tehran khiến các nhà phân tích chiến lược Israel kết luận rằng, Iran có thể có vũ khí hạt nhân vào cuối năm 2020.
Iran hiện đang có một mạng lưới phòng không hiện đại đa lớp bao gồm các hệ thống tầm xa như S-300PMU-2, S-200 và Khordad-15 và các hệ thống phòng không tầm gần như Tor-M2 và hệ thống tên lửa Khordad thế hệ 3 Raad, phiên bản sao chép của Buk-M3 Nga.
Những loại vũ khí này khiến không phận Iran cực kỳ khó xâm nhập đối với các máy bay không tàng hình. Thực tế, phòng không Iran đã bắn hạ máy bay không người lái tình báo, giám sát trên không Global Hawk năm 2019.
Điều đó có nghĩa, các máy bay F-35, F-22 và B-2 của Mỹ với tính năng tàng hình là rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ mở đường cho cuộc tấn công vào Iran, khi cần thiết.
Nhưng, khả năng hoạt động rất thấp của F-35 đã hạn chế nghiêm trọng sức mạnh không quân của Israel trong ý đồ tấn công Iran, ít nhất là trong những năm tới.
Hiện, các máy bay tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ đã được triển khai đến vùng Vịnh Ba Tư. Mỹ còn có máy bay ném bom tàng hình B2 có khả năng bay liên lục địa, cho phép có thể thâm nhập Iran. Nhưng vấn đề bảo mật với B-2 là khó khăn lớn nhất trong ý định tấn công Iran. Trong khi đó, máy bay F-22 là tiêm kích đa nhiệm tàng hình đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nhưng có số lượng hạn chế và không thể mang theo các loại bom xuyên có đường kính lớn cần thiết để vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân Iran.
Những khó khăn này này hạn chế những lựa chọn chiến thuật tấn công với các phương tiện sẵn có của Mỹ và các đồng minh, vốn được phát triển dựa trên việc sử dụng các phương tiện bay tàng hình.
Hiện nay, điểm yếu chính của F-35 là việc tiếp nhiên liệu trên không để đủ khả năng tiếp cận các mục tiêu của Iran. Để có thể phá hủy các hầm ngầm chế tạo vũ khí của Iran, Mỹ, Israel và các đồng minh phương Tây phải tính đến một cuộc chiến tranh đường không quy mô lớn, bao gồm việc tiêu diệt hết hệ thống phòng không – không quân của Iran. Và đó là một lựa chọn khó khăn.
Đối mặt với những đe dọa từ máy bay tàng hình, Iran cũng đang nâng cấp khả năng phong không trong tương lai gần, với việc mua sắm hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích đa nhiệm MiG-35. Iran cũng tuyên bố đã chế tạo được hệ thống phòng không tốt hơn cả S-400 của Nga, dù điều này khiến các chuyên gia nghi ngờ.
Chính vì vậy, các cuộc diễn tập liên kết phối hợp với các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, có sử dụng F-35, là yêu cầu không thể thiếu trong chiến lược của Israel hiện nay với mục tiêu áp chế tầm ảnh hưởng Iran.