Phát ngôn viên Quân đội Quốc gia Libya (LNA) cho biết, các cuộc không kích phá hủy một máy bay vận tải IL-76, một máy bay chiến đấu L-39, 2 radar P-12, P-14 VHF.
Căn cứ không quân thành phố Misrata bị không kích. Ảnh South Front |
Truyền thông ủng hộ lực lượng LNA cho rằng, chiếc máy bay vận tải đang chuyển vũ khí và đạn dược từ Thổ Nhĩ Kỳ sang cho các lực lượng dân quân của GNA.
Hãng tin Alhadath phát video của nhân chứng, ghi lại một vụ nổ lớn trên máy bay sau cuộc không kích cho thấy chiếc máy bay vận tải này có chứa trong khoang vũ khí, đạn dược.
Không quân Libya không kích Học viện Không quân phía bắc thành phố Misrata. Video Alhadath
Ngày 15.08.2019, lực lượng Không quân Libya (LAF) tiếp tục tiến hành nhiều cuộc không kích vào sân bay quốc tế Zuwarah phía tây thủ đô Tripoli. Truyền thông LNA tuyên bố đã phá hủy hai hầm chưa máy bay không người lái vũ trang của (UCAV) của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc không kích của không quân LÀ vào sân bay quốc tế Zuwarah phía tây thủ đô Tripoli. Ảnh truyền thông GNA |
Lực lượng dân quân GNA công bố những bức ảnh, ghi lại hậu quả cuộc không kích trên sân bay Zuwarah, tuyên bố rằng cuộc không kích được thực hiện bởi các UCAV của không quân UAE (UAEAF).
Trong một diễn biến khác, theo tuyên bố của LNA, cuối tháng 7, các binh sĩ quân đội Libya (LNA) bắn hạ 2 máy bay không người lái chiến thuật (UAV) do Israel sản xuất nhưng do lực lượng dân quân GNA điều khiển. Những chiếc UAV này bị bắn hạ gần thị trấn al-ʿAziziyah phía nam thủ đô Tripoli và trên thành phố ven biển Sidra.
Đơn vị phòng không LNA bắn hạ máy bay không người lái GNA do Israel sản xuất. Video truyền thông LNA
Nguồn gốc của các Orbiter-3 vẫn còn là một bí ẩn cho đến khi trang Jerusalem Post khẳng định đây là 2 trong số 3 chiếc UAV Orbiter-3 do Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ không hoàn lại cho lực lượng dân quân GNA.
Máy bay không người lái Orbitar-3 do Israel sản xuất bị bắn hạ ở Libya |
Drone Orbitar-3 do hãng Hàng không Israel sản xuất, có khả năng bay khoảng 7 giờ liên tục, tầm hoạt động tới 150km. UAV được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát, thu thập thông tin mục tiêu và trinh sát chỉ thị mục tiêu (ISTAR) tầm gần.
Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya từ năm 2011. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã viện trợ không hoàn lại các vũ khí, trang thiết bị hiện đại cho GNA.