Đại diện nhà máy lọc dầu và các quan chức địa phương thông báo, các nhân viên cứu hỏa đã kịp thời dập tắt đám cháy bùng phát khi tên lửa bắn trúng kho chứa nhiên liệu bên trong nhà máy lọc dầu Al-Sinaiyah.
IS tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào nhà máy lọc dầu Al-Sinaiyah ở tỉnh Saladin, miền bắc Iraq. Đây là nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc. Nhà máy đã sản xuất quay trở vào tháng 11/2017, sau khi bị IS phá hoại trong cuộc chiến.
Nhà máy lọc dầu Siniya nằm gần nhà máy lọc dầu Baiji, từng là nhà máy lớn nhất Iraq - nơi sản xuất một phần ba sản lượng dầu cho cả nước. Cơ sở công nghiệp dầu khí then chốt này nằm ở phía bắc thủ đô Baghdad, gần thành phố Baiji. IS cũng đã phá hủy nặng nề nhà máy lọc dầu này.
IS hiện đang gia tăng các hoạt động khủng bố trong khu vực này. Đêm ngày 21/11, những tay súng khủng bố IS đã phục kích một đơn vị hỗn hợp cảnh sát, quân đội Iraq và các chiến binh tình nguyện địa phương ở tỉnh Saladin, khiến 18 người thiệt mạng.
Một vấn đề rất đặc biệt, mặc dù Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu thường xuyên tấn công, ném bom và cung cấp sự hỗ trợ đường không cho các lực lượng vũ trang Iraq, nhưng chưa từng có một cuộc tấn công khủng bố nào vào quân đội Mỹ và đồng minh. Ngược lại, IS thường xuyên tấn công khủng bố vào quân đội Iraq và các cơ sở kinh tế như các nhà máy hóa dầu. Đặc biệt các cuộc tấn công tăng rất cao trong thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Hai tháng trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Ihsan Ismaeel nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lĩnh vực lọc dầu để phục hồi nền kinh tế, dựa hoàn toàn vào khai thác dầu mỏ trong bối cảnh khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu. Những cuộc tấn công vào các cơ sở công nghiệp dầu khí và quân đội của Iraq dường như tiếp tục phá hoại nền kinh tế của quốc gia này đồng thời chứng minh rằng IS đang phục hồi.
Những hoạt động khủng bố diễn ra liên tiếp kẻ từ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho Lầu Năm Góc giảm quân số viễn chinh ở các nước Trung Đông. Những vụ khủng bố dường như là cái cớ để Mỹ và đồng minh tiếp tục duy trì sự hiện diện quân đội Iraq chứ không đưa quân về nước.