Cuộc xung đột lần này diễn ra trực tiếp trên vùng biên giới Armenia - Azerbaijani, chứ không diễn ra trong lãnh thổ nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (do quân đội Armenia kiểm soát).
Điều này cho thấy sự thù địch đang gia tăng giữa Armenia và Azerbaijan. Cả Amernia và Azerbaijan đều cáo buộc lẫn nhau leo thang căng thẳng.
Bộ Quốc phòng Azerbaijani tuyên bố: “Trưa ngày 12.07, các đơn vị thuộc Lực lượng Vũ trang Armenia đã vi phạm nghiêm trọng lệnh ngừng bắn trên địa phận quận Tovuz thuộc vùng biên giới, sử dụng pháo binh bắn phá chiến tuyến của Azerbaijani. Cuộc tập kích hỏa lực này đã khiến 3 binh sĩ thiệt mạng và 5 người khác bị thương. Sau đó, có thêm một binh sĩ thứ 4 thiệt mạng trong trận đấu pháo với quân đội Armenia".
Bộ quốc phòng Azerbaijani cho biết tiếp, tới "Đêm ngày 12.07, sử dụng pháo binh, súng cối và xe tăng, các đơn vị Azerbaijani tấn công tiêu diệt các hỏa điểm, pháo, xe cơ giới và binh lính kẻ thù trên chiến tuyến của đối phương. Amernian che giấu thông tin về thương vong trong cuộc xung đột".
Các lực lượng Azerbaijani tấn công chiến tuyến của quân đội Armenia
Ở chiều ngược lại, Bộ Quốc phòng Armenia cũng tuyên bố cáo buộc Azerbaijan vi phạm biên giới quốc gia. Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan, trên tài khoản Facebook cho biết, không có binh sĩ Armenia nào thiệt mạng và cáo buộc quân đội Azerbaijan leo thang căng thẳng
Bà Stepanyan viết: Vì những lý do mà chúng tôi không biết, một nhóm binh sĩ Azerbaijan đã xâm phạm biên giới Nước Cộng hòa Armenia theo hướng Tavush trên một chiếc xe UAZ. Sau khi quân đôi Armenia bắn cảnh cáo, nhóm binh sĩ Azerbaijani rời khỏi chiếc xe UAZ và quay trở về vị trí ban đầu.
Theo thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Armenia, quân đội Azerbaijan, dưới hỏa lực của pháo binh, cố gắng đánh chiếm một trạm kiểm soát của Lực lượng Vũ trang Armenia, nhưng cuộc tấn công đã bị đẩy lùi.
Bà Stepanyan nhấn mạnh, Quân đội Armenia chỉ bắn phá các mục tiêu quân sự, nhưng pháo binh Azerbaijan đã bắn phá làng Agdam.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố lên án mạnh mẽ động thái của các lực lượng vũ trang Armenia, cáo buộc Armenia leo thang căng thẳng. Ankara gọi hành động của Armenia là một biểu hiện mới của chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến, nhưng cuộc tấn công đã bị quân đội Azerbaijan đẩy lùi.
“Thổ Nhĩ Kỳ, với tất cả khả năng của mình, sẽ tiếp tục sát cánh với Azerbaijan trong cuộc chiến bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ” - Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan là những đồng minh khu vực gần gũi, Ankara luôn ủng hộ Baku trong những cuộc xung đột với Erevan.
Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp về tình hình ở biên giới Armenia - Azerbaijan. Armenia là thành viên của tổ chức an ninh do Nga lãnh đạo với Belarus, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan.
Sau cuộc đảo chính năm 2018 ở Armenia, khi ông Nikol Pashinyan lên cầm quyền, Armenia nỗ lực phá hoại mối quan hệ với CSTO và Nga, trong nhiều trường hợp thể hiện rõ ràng đường lối đối ngoại chống Nga và thân phương Tây.
Ý tưởng chính của chính phủ Pashinyan là thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối với Mỹ để có được nguồn đầu tư từ Mỹ, thúc đẩy định hướng "hội nhập châu Âu". Đây là định hướng chiến lược mà chính phủ Armenia hiện đại muốn thực hiện.
Thực tế là Washington sẽ không bao giờ hậu thuẫn cho ý tưởng của Armenia để xung đột trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ - Azerbaijan, và việc hội nhập châu Âu mà nước này mong muốn không phải là một "trò chơi". Hiện nay, chính phủ Armenia cố gắng thực hiện chính sách đối ngoại “tiêu chuẩn kép”, tìm kiếm sự giúp đỡ từ CSTO và Nga khi tình hình leo thang, nhưng đồng thời lại thực thi chính sách đối ngoại chống Nga trên trường quốc tế.