Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Biết các diễn biến của sốt xuất huyết để chăm sóc tại nhà an toàn. Khi thấy các dấu hiệu trở nặng cần đưa đến viện ngay.

Dịch sốt xuất huyết đang xuất hiện tại nhiều địa phương trong cả nước. Từ đầu năm 2021 đến nay cả nước đã có gần 60.000 người mắc bệnh, 18 người tử vong.

Bên cạnh việc phòng, chống dịch COVID-19, khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà cần chú ý:

cham-soc-sxh-tai-nha.jpg
Cách chăm sóc sốt xuất huyết tại nhà

Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết

2-3 ngày đầu: bệnh nhân sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người... Triệu chứng sốt xuất huyết giống như sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm.

Từ cuối ngày 3 đến ngày thứ 7: bắt đầu giảm sốt, nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch, gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, nổi mẩn đỏ xuất huyết trên da với các mức độ khác nhau. Cá biệt, có người bắt đầu chảy máu bất thường do giảm tiểu cầu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt nhiều bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen...

Sau ngày thứ 7: giai đoạn hồi phục, các triệu chứng giảm dần hoặc hết; BN có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày.

Những lưu ý khi theo dõi, chăm sóc

Hạ sốt: Lau mát tích cực. Khi cần hạ sốt bằng thuốc chỉ được sử dụng Paracetamol. Không được dùng Aspirin hoặc Ibuprofen để hạ sốt.

Ăn: thức ăn lỏng, dễ tiêu. Không dùng: thức ăn, nước uống có màu đen, đỏ, nâu.

Uống: Nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất do sốt cao, ăn uống kém, có thể uống các loại nước dinh dưỡng từ trái cây, sữa để cung cấp thêm vitamin, chất khoáng, năng lượng.

Tái khám: Theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu trở nặng.

cham-soc-sxh-tai-nha-1.jpg
Dấu hiệu bệnh trở nặng.

Dấu hiệu bệnh trở nặng khi hết sốt

Khi bệnh nhân hết sốt, thường vào ngày thứ 5 - 7 của bệnh là giai đoạn bệnh có thể tiến triển nặng. Cần chú ý theo dõi các dấu hiệu trở nặng của bệnh dưới đây:

Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.

Có dấu hiệu xuất huyết: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, tiểu ra máu, đi tiêu ra máu hoặc tiêu phân đen, chảy máu âm đạo ở nữ.

Tay chân lạnh, hết sốt nhưng vẫn mệt, ở trẻ em cần lưu ý dấu hiệu li bì

Thay đổi tri giác (kích thích, lơ mơ, co giật …)

Khi thấy người bệnh có một trong các dấu hiệu trở nặng trên, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị thích hợp.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
50 đột biến gen ở bệnh đậu mùa khỉ- nguy cơ các đợt bùng dịch mới

50 đột biến gene ở bệnh đậu mùa khỉ - nguy cơ các đợt bùng dịch mới

Đậu mùa khỉ thoạt đầu chỉ xuất hiện ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, nhưng nay đã bắt đầu xuất hiện ở cả trẻ em. 17.000 người ở hơn 70 nước mắc đậu mùa khỉ, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp dù thừa nhận chưa hiểu cách lây. Bộ gene bệnh đậu mùa khỉ đã có gần 50 đột biến kể từ năm 2018.
back to top