Chiến trường Syria: Không quân Nga tiếp tục không kích Al-Qaeda

Lực lượng không quân Nga tiếp tục chiến dịch tấn công tổ chức khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria) trên vùng Greater Idlib, Tây Bắc Syria, nơi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai một đơn vị lớn.

Đêm ngày 22/9, máy bay chiến đấu Nga tiến hành 4 cuộc không kích, tấn công khu vực ngoại ô thị trấn Benin trên vùng nông thôn phía nam Idlib.

Các cuộc không kích đánh vào các trận địa hỏa lực của tổ chức khủng bố Hay'at Tahrir al-Sham (HTS, al-Qaeda Syria). Cùng với các nhóm khủng bố và Hồi giáo cực đoan thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, HTS hiện đang thống trị toàn bộ vùng Greater Idlib.

Sáng ngày 23/9, không quân Nga tiếp tục một đợt không kích mới vào Idlib. 3 cuộc không kích tấn công vùng ngoại ô Benin, 3 cuộc không kích khác đánh vào thị trấn Ma'arrat Misrin trên vùng nông thôn phía đông Idlib.

Không quân Nga không kích khủng bố Al-Qaeda Syria ở Idlib

Không quân Nga vẫn tiếp tục chiến dịch trấn áp các hành vi khiêu khích của HTS và những nhóm khủng bố khác ở Idlib.

Theo Trung tâm Hòa giải Các bên xung đột Syria của Nga, đang thực hiện nhiệm vụ giám sát lệnh ngừng bắn trong khu vực, chỉ riêng trong ngày 22/9, HTS thực hiện 29 cuộc tấn công khiêu khích bằng súng cối và súng máy phòng không vào chiến tuyến quân đội Syria. Không có thông tin về thương vong nhân sự.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự kiến ​​sẽ thảo luận về tình hình bất ổn ở Greater Idlib với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow vào ngày 29/9.

Kể từ khi các bên ký kết thỏa thuận ngừng bắn ngày 5/3/2020, Thổ Nhĩ Kỳ không thực hiện được bất cứ cam kết nào cụ thể, như giải giáp các nhóm khủng bố và mở lại tuyến đường cao tốc M4 nối Lattakia với Aleppo.

Một bản tin của Bloomberg cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tăng cường lực lượng ở Syria, hiện duy trì hơn 60 trạm quan sát, thực tế là các đồn bốt và căn cứ hậu cần kỹ thuật cho lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến.

Thổ Nhĩ Kỳ đã có hành vi khiêu khích Nga, khi nước này tuyên bố cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga tổ chức trên lãnh thổ Crimea là " bất hợp pháp".

Trong khi đó, Damascus cũng ngày càng mạnh mẽ lên án Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng miền bắc Syria. Trả lời trong một cuộc phỏng vấn gần đây với truyền thông quốc tế, Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi Syria và cáo buộc Ankara kích động leo thang xung đột ở Idlib.

Trong khi leo thang hiện tại ở Idlib rộng lớn có thể phát triển thành leo thang quân sự nghiêm trọng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể đạt được một thỏa thuận mới tốt hơn để ổn định khu vực.

Theo TGO
back to top