Chế độ ăn cho trẻ bị hội chứng thận hư

Ở trẻ bị hội chứng thận hư, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong điều trị, giúp trẻ hồi phục sức khỏe.

<p>Thận hư l&agrave; hội chứng l&acirc;m s&agrave;ng v&agrave; sinh h&oacute;a được đặc trưng bởi: protein niệu nhiều (&gt; 3,5g/24giờ), protein m&aacute;u giảm (&lt;60g/l), albumin m&aacute;u giảm (&lt;30g/l), lipid m&aacute;u tăng v&agrave; c&oacute; ph&ugrave;. Hội chứng thận hư c&oacute; thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, hội chứng thận hư ti&ecirc;n ph&aacute;t thường xảy ra ở độ tuổi từ 2 - 8, tỉ lệ trẻ trai nhiều hơn trẻ g&aacute;i (tỉ lệ nam /nữ l&agrave; 2/1).</p> <h2><strong>Nguy&ecirc;n tắc x&acirc;y dựng chế độ ăn cho trẻ bị hội chứng thận hư</strong></h2> <p><em>Năng lượng: </em>đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng như trẻ b&igrave;nh thường, nhu cầu h&agrave;ng ng&agrave;y của trẻ theo nh&oacute;m tuổi: trẻ từ 1 - 3 tuổi l&agrave; 1.300kcal, trẻ từ 4 - 6 tuổi 1.600kcal, trẻ từ 7 - 9 tuổi 1.800kcal, trẻ từ 10 - 15 tuổi 2.200 - 2.400kcal.</p> <p><em>Tăng chất đạm (protein): </em>do mất nhiều protein qua nước tiểu, l&agrave;m giảm protein m&aacute;u&hellip; V&igrave; vậy, chế độ ăn phải b&ugrave; đủ lượng đạm cho chuyển h&oacute;a của cơ thể v&agrave; số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng kh&ocirc;ng n&ecirc;n ăn qu&aacute; nhiều đạm v&igrave; c&oacute; thể sẽ l&agrave;m xơ h&oacute;a cầu thận dẫn đến suy thận.</p> <p>Lượng protein h&agrave;ng ng&agrave;y l&agrave; 1,5 - 3g/kg/ng&agrave;y, tỉ lệ protein động vật/protein tổng số l&agrave; &ge; 50% (2/3 l&agrave; protein động vật, 1/3 l&agrave; protein thực vật), sử dụng nguồn protein gi&aacute; trị sinh học cao từ thịt, c&aacute;, t&ocirc;m, cua, trứng, sữa. Protein nguồn gốc thực vật từ gạo, m&igrave;, đậu... Nhu cầu protein h&agrave;ng ng&agrave;y theo từng nh&oacute;m tuổi như sau: trẻ từ 1 - 3 tuổi l&agrave; 30 - 35g, trẻ từ 4 - 6 tuổi l&agrave; 40 - 45g, trẻ từ 7 - 9 tuổi l&agrave; 45 - 50g, trẻ từ 10 - 15 tuổi l&agrave; 60 - 70g.</p> <p><img alt="Chế độ ăn cho trẻ bị hội chứng thận hư" src="http://suckhoedoisong.vn//suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2017/03/30/che_do_an_cho_tre_.jpg" title="Chế độ ăn cho trẻ bị hội chứng thận hư" /></p> <p><em>Chất b&eacute;o (lipid): </em>năng lượng do chất b&eacute;o cung cấp đảm bảo 15 - 20% tổng số năng lượng, tỉ lệ c&aacute;c loại ax&iacute;t b&eacute;o chiếm tỉ lệ l&agrave; 1/3 (ax&iacute;t b&eacute;o một nối đ&ocirc;i, ax&iacute;t b&eacute;o nhiều nối đ&ocirc;i, ax&iacute;t b&eacute;o no). Nhu cầu lipid h&agrave;ng ng&agrave;y theo từng nh&oacute;m tuổi như sau: trẻ từ 1 - 3 tuổi l&agrave; 20 - 30g, trẻ từ 4 - 6 tuổi l&agrave; 27 - 35g, trẻ từ 7 - 9 tuổi l&agrave; 30 - 35g, trẻ từ 10 - 15 tuổi l&agrave; 35 - 40g.</p> <p>Do rối loạn chuyển h&oacute;a lipid m&aacute;u, tăng cholesterol, v&igrave; vậy kh&ocirc;ng n&ecirc;n ăn c&aacute;c loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như &oacute;c, l&ograve;ng, c&aacute;c loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng, thận. Tổng lượng cholesterol c&oacute; trong c&aacute;c loại thực phẩm&nbsp; 200mg/ng&agrave;y.</p> <p>Khi chế biến thức ăn n&ecirc;n hấp, luộc; hạn chế x&agrave;o, r&aacute;n, quay. N&ecirc;n d&ugrave;ng c&aacute;c loại dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng.</p> <p>C&aacute;c vitamin, muối kho&aacute;ng v&agrave; nước:</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>- Hạn chế nước khi c&oacute; ph&ugrave;, thiểu niệu hoặc v&ocirc; niệu. V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, n&ocirc;n, ti&ecirc;u chảy...) + 35 - 45ml/kg c&acirc;n nặng (t&ugrave;y theo m&ugrave;a).</p> <p>- Ăn nhạt khi c&oacute; ph&ugrave; hoặc tăng huyết &aacute;p. Lượng natri 25 - 50mg/kg c&acirc;n nặng/ng&agrave;y (khoảng 1 - 2g muối/ng&agrave;y).</p> <p>- Ăn nhiều c&aacute;c loại thực phẩm c&oacute; chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như c&aacute;c loại rau xanh, quả ch&iacute;n c&oacute; m&agrave;u đỏ v&agrave; v&agrave;ng: đu đủ, c&agrave; rốt, xo&agrave;i, gi&aacute; đỗ, cam...) v&igrave; c&aacute;c loại vi chất dinh dưỡng n&ecirc;u tr&ecirc;n c&oacute; t&aacute;c dụng chống oxy h&oacute;a, chống tăng c&aacute;c gốc tự do - những chất g&acirc;y xơ h&oacute;a cầu thận, ch&oacute;ng dẫn đến suy thận.</p> <p>Trong c&aacute;c trường hợp đi tiểu &iacute;t v&agrave; c&oacute; kali m&aacute;u tăng th&igrave; phải hạn chế rau quả.</p> <h2><strong>Những lưu &yacute; </strong></h2> <p>- Chất đường bột: c&aacute;c loại gạo, m&igrave;, khoai sắn. Kh&ocirc;ng cần ki&ecirc;ng bất cứ loại n&agrave;o.</p> <p>- Chất b&eacute;o: c&aacute;c loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu m&egrave;, lạc vừng...).</p> <p>Giảm số lượng, hạn chế ăn mỡ động vật.</p> <p>N&ecirc;n chế biến bằng c&aacute;ch hấp, luộc; hạn chế x&agrave;o, r&aacute;n.</p> <p>- Chất đạm:</p> <p>Ăn thịt nạc, c&aacute; nạc, trứng sữa, đậu đỗ... Kh&ocirc;ng sử dụng c&aacute;c phủ tạng động vật như: tim, gan, thận, &oacute;c, dạ d&agrave;y... Hạn chế trứng: 1 - 2 quả/tuần.</p> <p>N&ecirc;n sử dụng sữa bột t&aacute;ch bơ (sữa gầy) để tăng cường lượng đạm v&agrave; canxi.</p> <p>- C&aacute;c loại rau quả:</p> <p>Ăn được tất cả c&aacute;c loại rau quả như người b&igrave;nh thường, trừ trường hợp tiểu &iacute;t th&igrave; phải hạn chế rau quả c&oacute; h&agrave;m lượng kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận...</p> <div> <div> <div> <div>&nbsp;</div> <div>&nbsp;</div> </div> </div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
back to top