Tác dụng bất ngờ của gạo lứt

Gạo lứt là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn đúng cách.

‎Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cung cấp thông tin dinh dưỡng cho 1 cốc (khoảng 200g) gạo lứt nấu chín: Lượng calo: 218; Carbohydrate: 45,8g; Chất xơ: 3,5g; Magie: 85,8mg; Chất béo: 1,6g; Đường: 0g; Natri: 2mg; Chất đạm: 4,5g. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và acid béo thiết yếu.

Gạo lứt tốt cho sức khoẻ nhưng cần biết ăn đúng cách - Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Adobe Stock.

Gạo lứt tốt cho sức khoẻ nhưng cần biết ăn đúng cách - Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Adobe Stock.

Theo chuyên trang sức khỏe Eat This, Not That! (Mỹ), nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy gạo lứt không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, ngăn ung thư nhờ đặc tính chống oxy hóa mà còn kiểm soát cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san The BMJ phát hiện, ăn gạo lứt thường xuyên sẽ giúp giảm từ 16 - 21% nguy cơ mắc bệnh tim. Nguyên nhân do gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, có thể giúp duy trì và giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn gạo lứt giúp giảm cholesterol "xấu" LDL. Nồng độ cholesterol LDL cao sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có đau tim và đột quỵ.

Ngoài ra, một nghiên cứu công bố trên chuyên san Antioxidants phát hiện gạo lứt chứa nhiều axit phenolic. Loại axit này hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Theo các chuyên gia, dù gạo lứt tốt cho sức khoẻ nhưng cũng có một số lưu ý khi sử dụng. Để ăn gạo lứt an toàn và hiệu quả nên ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút trước khi nấu để giảm lượng axit phytic. Nấu gạo lứt kỹ để dễ tiêu hóa hơn. Uống đủ nước khi ăn gạo lứt để tránh táo bón. Không nên chỉ ăn gạo lứt mà cần kết hợp với các loại thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất.

Nếu ăn gạo lứt thường xuyên, nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ các nguồn khác như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả. Chọn mua gạo lứt từ những nguồn uy tín, đảm bảo chất lượng, không bị nhiễm asen. Không nên ăn gạo lứt quá nhiều và thường xuyên, có thể xen kẽ gạo lứt với gạo trắng hoặc các loại ngũ cốc khác.

Theo VietnamDaily
Thực phẩm "vàng" giúp giảm táo bón

Thực phẩm "vàng" giúp giảm táo bón

Tình trạng táo bón lâu ngày gây hại cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Việc thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày có thể giúp phòng ngừa và giảm táo bón.
back to top