Rượu với bệnh nhân đái tháo đường

Rượu với bệnh nhân đái tháo đường gần như là thứ đồ uống cần kiêng kỵ. Rượu tương tác với thuốc điều trị đái tháo đường và có thể làm đường huyết tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào lượng rượu uống vào.

Hỏi: Tôi bị đái tháo đường 5 năm và đang điều trị thuốc. Do vẫn công tác nên rất khó tránh bị mời một vài chén rượu. Đôi khi, vì vui bạn bè, tôi cũng uống quá đà, sau đó thấy đường huyết lúc lên, lúc xuống. Xin bác sĩ cho biết, nếu không kiêng tuyệt đối được thì phải làm sao?

Nguyễn Văn Bình (Thạch Thất, Hà Nội)

Ths.BS Đỗ Đình Tùng, Trung ương Hội Người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam trả lời: Rượu tương tác với thuốc điều trị đái tháo đường và có thể làm đường huyết tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào lượng rượu uống vào. Một vài loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể làm đường huyết thấp hơn do sự kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn.

Kết hợp tác dụng làm giảm đường huyết của thuốc và rượu có thể dẫn tới tình trạng hạ đường huyết hay nhiễm độc insulin, tình trạng cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng. Mọi người đều biết, uống rượu hại gan. ở người bệnh đái tháo đường, rượu khiến gan không làm hết công việc của nó.

Khi uống rượu, gan phải làm việc để thải nó ra khỏi máu thay vì làm việc để điều tiết lượng đường máu. Vì vậy, người đái tháo đường không nên uống rượu, đặc biệt khi đói. Nếu lỡ uống rượu nên ăn các thức ăn có carbohydrate như ngũ cốc, đậu, trái cây, rau và một số sản phẩm sữa để giảm nồng độ rượu.

PV ghi

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top