Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai, nếu đường huyết cao mà không được khống chế hiệu quả thì nguy cơ xảy ra những biến chứng như tử vong cho chính thai phụ bởi sự chuyển hoá của toan; nguy cơ xảy thai, thai chết lưu, đẻ non…

Hỏi: Tôi 32 tuổi, đã có hai cháu. Hai lần sinh trước tôi đều sinh con xấp xỉ 4kg. Tôi thấy khuyến cáo đẻ con trên 4kg mới có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên tôi không mấy quan tâm. Vừa rồi tôi mang bầu cháu thứ ba, mới được 4 tháng tôi đã tăng 12kg. Đi khám và sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ nói tôi bị tiểu đường thai kỳ cần theo dõi. Phải chăng tôi sẽ mắc tiểu đường sau này? Muốn phòng tránh phải làm sao?

Vi Thị Dư (Bắc Ninh)

Phụ nữ mang thai cảnh giác với đái tháo đường

PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa cho biết,  mẹ tăng cân nhanh thường có mức đường huyết cao (dễ mắc tiểu đường thai kỳ), mức đường huyết cao lại dễ dẫn đến sinh con nặng cân. Trong quá trình mang thai, nếu đường huyết cao mà không được khống chế hiệu quả thì nguy cơ xảy ra những biến chứng như tử vong cho chính thai phụ bởi sự chuyển hoá của toan; nguy cơ xảy thai, thai chết lưu, đẻ non…Về lâu dài sản phụ có thể mắc đái tháo đường týp 2. Đối với thai nhi, hiện tượng thai to, dễ tử vong, bị dị tật bẩm sinh, về lâu dài trẻ sẽ dễ bị béo phì, dễ mắc đái tháo đường týp 2.

Để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ và đái tháo đường sau sinh, dinh dưỡng của thai phụ nên đạt 3 mục tiêu: thức ăn cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu trong thời gian mang thai, đảm bảo duy trì kiểm soát đường máu tốt, kiểm soát cân nặng trong suốt thời gian mang thai. Thai phụ nên duy trì đều đặn mỗi ngày 1 cốc sữa để đủ năng lượng nuôi thai, không ăn quá nhiều gây tăng cân quá mức. Chỉ nên duy trì mức tăng cân từ 9-12kg suốt thời kỳ mang thai.

PV ghi

Theo Đời sống
back to top