Ngủ "nướng" gây hại cho cơ thể như thế nào?

Ngủ "nướng" vào mùa đông là thói quen của không ít người. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nếu duy trì thói quen này thường xuyên có thể phải đối mặt với những nguy cơ gây hại sức khỏe.
Rước bệnh vào thân do ngủ "nướng" mùa đông. Ảnh minh họa

Rước bệnh vào thân do ngủ "nướng" mùa đông. Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ béo phì

Các nhà nghiên cứu về sức khỏe cho rằng, ngủ quá nhiều trong đó bao gồm việc ngủ nướng đều có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thừa cân (béo phì). Những người ngủ từ 9-10 giờ mỗi ngày sẽ làm khả năng béo phì tăng lên 21%. Nguyên nhân là do lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong thời gian ngủ, kéo theo tình trạng tăng cân nhanh và dẫn tới thừa cân.

Mặc dù có rất nhiều lý do dẫn đến bệnh tiểu đường nhưng ngủ quá nhiều và lười vận động sẽ khiến bạn dễ gặp phải tình trạng thừa cân. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đau nhức khắp cơ thể

Một hệ quả của việc ngủ nướng nữa đó là thường gây ra chứng đau đầu sau khi thức dậy do nhịp sinh học bị phá vỡ, các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cùng với đó, nếu việc nằm một chỗ quá lâu, nhất là vào buổi sáng - là thời gian cơ thể cần vận động - sẽ gây đau nhức các cơ bắp. Do đó, tình trạng đau đầu, đau nhức cơ thể là không thể tránh khỏi sau khi bạn ngủ nướng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu đã cho thấy, người ngủ 9-11 giờ mỗi đêm sẽ bị tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với người chỉ ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi chúng ta ngủ, sự co bóp của cơ tim và hoạt động tuần hoàn máu không còn mạnh so với thông thường. Vì thế, ngủ quá nhiều cũng đồng nghĩa với việc hoạt động của tim và dẫn truyền máu bị ảnh hưởng. Nó dẫn tới các bệnh tim mạch và huyết áp, gây xơ vữa động mạch, tim mạch vành…

Tác động tới não bộ

Thói quen ngủ nướng vào đông còn có thể làm tăng tốc độ lão hóa của não bộ sớm. Là vì trong khi ngủ thì não không được cung cấp đủ oxy nên khiến vùng não bị thiếu hụt dưỡng chất, từ đó mất khả năng cân bằng hormone. Đặc biệt, nếu duy trì thói quen ngủ nướng thường xuyên thì hoạt động của não bộ sẽ dần bị đình trệ, kéo theo nguy cơ suy giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung.

Rối loạn đồng hồ sinh học

Thật sự, những ngày trong tuần, cơ thể bạn đã quen với nhịp sinh hoạt và tạo ra một đồng hồ sinh học ổn định. Thế nhưng, việc bạn ngủ quá nhiều vào dịp cuối tuần có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, gây rối loạn nhịp sinh học và ảnh hưởng đến những ngày sau đó.

Đau dạ dày

Một hệ quả của việc ngủ nướng là khiến chúng ta ăn uống không đầy đủ, không đúng giờ. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng co thắt đường tiêu hóa, về lâu dài sẽ gây nên bệnh viêm dạ dày mãn tính hoặc có thể mắc chứng khó tiểu.

Rối loạn nội tiết

Việc ngủ nướng sẽ ảnh hướng tới đồng hồ sinh học của chúng ta, phá vỡ nhịp sinh học của các cơ quan bên trong cơ thể. Nó dẫn tới một hậu quả vô cùng nguy hiểm là rối loạn nội tiết, đồng thời còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, trong đó có cả căn bệnh trầm cảm. Về lâu dài, chứng rối loạn nội tiết không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn làm giảm sức đề kháng, khiến chúng ta mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp

Do buổi sáng không khí trong phòng ngủ khá ô nhiễm, ngột ngạt, chứa nhiều vi khuẩn, khí CO2, chính vì thế khi ngủ nướng vào buổi sáng rất dễ làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp như cảm cúm, viêm họng, ho,...

Gây hại đối với trí nhớ và thính lực

Ngủ nướng khiến não phải tiêu hao rất nhiều oxy, khiến tổ chức não xuất hiện triệu chứng “thiếu dinh dưỡng” tạm thời. Triệu chứng này kéo dài có thể làm tổn thương trí nhớ và thính lực.

Theo Đời sống
Mổ miễn phí cho 90 trẻ bị dị tật bẩm sinh

Mổ miễn phí cho 90 trẻ bị dị tật bẩm sinh

130 trẻ bị dị tật bẩm sinh đã được khám sàng lọc và 90 bé được phẫu thuật miễn phí mang đến một cuộc sống mới nhiều năng lượng, đầy tự tin cho những em bé sinh ra đã chịu thiệt thòi vì những khiếm khuyết trên gương mặt.
back to top