Loại lá gia vị thơm phức giàu protein giúp kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan

Lá mắc mật không chỉ là loại gia vị thơm ngon cho các món ăn, mà còn là loại thuốc quý trong đông y.

Lá mắc mật là loại lá được hái từ cây mắc mật. Cây này còn có cái tên khác là hồng bì núi (tiếng Kinh) hay củ khỉ, dương tùng, thuộc họ Cửu lý hương với tên khoa học là Clausena indica.

Lá mắc mật không chỉ là loại gia vị thơm ngon cho các món ăn, mà còn là loại thuốc quý trong đông y - Ảnh minh họa

Lá mắc mật không chỉ là loại gia vị thơm ngon cho các món ăn, mà còn là loại thuốc quý trong đông y - Ảnh minh họa

Lá mắc mật có màu xanh sẫm, dạng lá kép lông chim, bề mặt trên lá nhẵn, căng bóng và có lớp lông mỏng ở phía sau. Loại lá này chứa rất nhiều tinh dầu thơm, thường được dùng để quay hoặc nướng chung với các món ăn, giúp món ăn dậy mùi thơm và rất hấp dẫn. Lá mắc mật còn được dùng làm nguyên liệu trong đông y mang nhiều lợi ích sức khỏe đến cho con người.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Lá mắc mật có tác dụng tốt đến hệ tiêu hóa cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, kích thích tiêu hóa,ngăn chặn nhiễm khuẩn đường ruột. Từ đó, thảo dược giúp bạn giảm thiểu bệnh từ tiêu hóa.

Ngoài ra, lá mắc mật còn loại bỏ những độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể con người, điều trị các bệnh về tiêu hóa như ợ chua hay đầy hơi…

Tác dụng bảo vệ gan, lợi mật

Lá mắc mật có các dược tính chứa cao chiết và tinh dầu ethanol bảo vệ gan rất tốt. Dược tính có khả năng ức chế men gan, tăng cường hệ thống miễn dịch trước vi khuẩn và virus gây bệnh. Vì vậy, trong Đông y, nó được áp dụng kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh gan hiệu quả.

Tác dụng chống viêm, giảm đau

Viêm là phản ứng bảo vệ bình thường của cơ thể trước các tổn thương. Tại ổ viêm cấp diễn ra các quá trình: Sự lành ô nhiễm, tổn thương mô, rối loạn tuần hoàn, gây ra tình trạng đau và khó chịu.

Bên trong lá có chứa tinh dầu ethanol có khả năng chống lại oxy hóa, ngăn chặn các tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi sinh vật, yếu tố hóa học, vật lý,… Người bệnh khi sử dụng thảo dược từ lá mắc mật, sẽ cảm thấy cơ thể được cải thiện rất nhiều.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Công dụng giải cảm, hạ sốt

Lá mắc mật được sử dụng để chữa bệnh trong đông y. Lá mắc mật rửa sạch và đem phơi khô sau đó sắc thuốc có thể giúp giải cảm, hạ sốt hiệu quả.

Lá mắc mật có thể được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, tê thấp.

Tăng cường sức đề kháng

Lá mắc mật có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng ngừa và đẩy lùi các bệnh cảm cúm, sốt rét, ho… Lá cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, khó thở…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giải nhiệt, thanh nhiệt

Lá mắc mật có tính mát, có thể giải nhiệt và thanh nhiệt cho cơ thể. Lá giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể khi bị sốt cao, giảm sưng viêm ở các niêm mạc. Lá cũng có thể dùng để trị các bệnh nhiệt miệng, viêm amidan, viêm họng…

Làm đẹp da

Lá mắc mật có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, có thể làm đẹp da từ bên trong. Lá giúp làm sạch da, se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa lão hóa da. Lá cũng có thể dùng để làm mặt nạ hoặc xông hơi cho da.

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top