Thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ còi xương

(khoahocdoisong.vn) - Còi xương xảy ra phổ biến ở trẻ em, cả trẻ đã đến tuổi cắp sách tới trường. Còi xương hay xảy ra ở miền núi, nơi sương mù nhiều, ít ánh nắng nhưng cũng phổ biến ở thành thị do trẻ được giữ quá kỹ trong nhà, không được tắm nắng thường xuyên, dẫn đến thiếu tổng hợp vitamin D.

Ngoài vấn đề còi xương do thiếu vitamin D bởi nguồn cung không đủ, bệnh còi xương còn do rối loạn chuyển hóa vitamin D, khiến không đủ vitamin D3 là loại tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo xương.

Vitamin D  có nhiều trong thức ăn, trong sữa, sữa mẹ, tuy nhiên nguồn này chiếm tỷ lệ nhỏ. Vitamin D tan trong dầu nên nếu thức ăn không có dầu mỡ sẽ dẫn đến giảm hấp thu vitamin D. Một nguồn vitamin D khác quan trọng hơn, xuất phát từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành vitamin D3. Thêm vào đó là tình trạng thiếu vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.

Trên phương diện Đông y, bệnh còi xương có nhiều nguyên nhân, có thể trẻ còi xương từ trong bào thai do mẹ ăn uống kém, trẻ sinh ra trong điều kiện nguồn sữa mẹ không tốt hoặc trẻ nhỏ nhưng được bồi dưỡng quá đà, ăn nhiều dẫn đến khó tiêu, tỳ, vị bị tổn thương, kém hấp thu dưỡng chất.

Dù là Đông y hay Tây y, để phòng ngừa còi xương, nên chọn cho trẻ ăn món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, giàu canxi và photpho, vitamin D, K… món ăn phù hợp với độ tuổi,  tốt nhất là thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như chất đạm (protid) có trong tôm, cua, cá nhỏ, ngao sò, ốc, hến, xương hầm, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen. Chất béo (lipid) có trong dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu mỡ cá loại giàu omega-3, vitamin D… Chất bột (glucid) có trong gạo lứt, ngô, khoai tươi mới, đậu, mè còn nguyên vỏ lụa. Bổ sung vitamin từ rau củ quả như cà rốt, bí đỏ, mùi tàu, rau dền, rau ngót, nên chọn món ăn dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi. 

Trẻ còi xương hạn chế ăn thực phẩm nghèo dinh dưỡng, nhiều chất xơ như măng tre, dưa leo, bầu. Nếu người gầy đen, còi cọc, hay táo hạn chế thức ăn khô, mặn. Nếu trẻ còi xương nhưng mập bệu, yếu ớt, tóc rụng, không nên cho ăn thức ăn có vị chua lạnh quá như nước dừa, nước cam lạnh. Nếu trẻ còi xương, bụng đầy, chậm tiêu do tỳ vị hư không nên ăn thức ăn bổ béo quá.

Còi xương có thể điều trị được nếu kiên trì sử dụng thực phẩm kết hợp tập luyện để tăng cường quá trình trao đổi chất. 

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
back to top