Món ăn và vi chất chữa còi xương

(khoahocdoisong.vn) - Cơ thể cần vitamin D để hấp thu canxi và photpho từ thực phẩm. Trẻ còi xương do cơ thể không có đủ vitamin D hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể.

Cơ thể nhận được vitamin D từ hai nguồn là ánh sáng mặt trời và dinh dưỡng. Da tạo ra vitamin D khi  tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Trẻ thiếu hoạt động, ngồi lỳ một chỗ thường thiếu vitamin D. Ở những gia đình nhà cửa chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông cũng là những nguyên nhân khiến quá trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Đối với dinh dưỡng, nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp hoặc trẻ không được bú mẹ, ăn bột sớm cũng dễ dẫn đến còi xương. Chế độ ăn thiếu canxi, photpho, vitamin, chất khoáng gây thiếu hụt vitamin D.

Ngoài tắm nắng, vận động thể chất để khung xương phát triển, trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển bộ xương. Tốt nhất chọn món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu giàu canxi và photpho, vitamin D. Các món ăn phải phù hợp với độ tuổi, tốt nhất là thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nguồn cung cấp protein rất quan trọng giúp phát triển chiều cao, là thành phần tạo nên tế bào, hormon và hệ thống miễn dịch, ngoài ra là thành phần giúp cung cấp năng lượng. Nguồn cung cấp chất béo giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D, K. Nguồn cung cấp sắt từ thịt đỏ, tiết, trứng, tim, gan, nguồn cung cấp canxi từ sữa và chế phẩm từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, hải sản, cá, tôm... Ngoài ra, là các vitamin A trong gan, trứng, sữa, vitamin C trong các loại rau xanh, quả chín, kẽm trong tôm đồng, lươn, hàu, sò, các loại hạt… đều góp phần tăng chiều cao ở trẻ.

Với trẻ lớn, dậy thì muộn có thể dùng các loại xương lợn, gà, bò, dê, chó mỗi loại 100g, rửa sạch, đập nát, cho vào nồi đun kỹ lấy nước, bỏ bã. Thêm gạo vào nấu thành cháo, cho gia vị đủ dùng cho trẻ ăn. Món này có tác dụng làm mạnh gân cốt, tăng cường canxi cho trẻ. Hoặc dùng 30g ngũ gia bì, táo tàu 5 quả, 15g nhân hạnh đào đem sắc kỹ, cho trẻ uống nước và ăn táo, hạnh nhân. Dùng 6g hạt sen, 10 vỏ trứng gà, 12g sơn tra sắc kỹ cho trẻ uống ngày hai lần. Khi điều trị còi xương trẻ em cần lưu ý, hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nghèo dinh dưỡng, nhiều chất xơ như măng tre, dưa leo, bầu canh. Nếu hình thể gầy đen, còi cọc, người nóng, táo bón kiêng thức ăn mặn, khô. Nếu trẻ  hình thể mập bệu, yếu, tóc rụng, tóc thưa không ăn vị chua lạnh quá như cam, nước dừa, nước lạnh. Nếu còi xương bụng đầy, chậm tiêu, ăn hay bị ói không nên ăn bổ béo quá, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.

BS Nguyễn Phan Trúc Nguyên (Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
back to top