Trẻ cải thiện tầm vóc rõ rệt sau một năm thực hiện dinh dưỡng và vận động hợp lý

Sau một năm thực hiện mô hình dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực, chiều cao trung bình của các trẻ được can thiệp tăng 3,6cm, tỷ lệ thừa cân béo phì giảm 2,68% đối với học sinh mầm non và 2,63% đối với học sinh tiểu học.

Thống kê này được đưa ra tại “Hội nghị tổng kết Mô hình bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em học sinh, sinh viên Việt Nam năm học 2020 - 2021” (gọi tắt là Mô hình điểm) do Bộ GD&ĐT chủ trì tổ chức chiều 8/10.

Lần đầu tiên có một mô hình kết hợp cả dinh dưỡng và thể chất học đường

Theo đánh giá của các chuyên gia, Mô hình điểm là cách làm bài bản, sáng tạo trong thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”.

Năm học 2020 - 2021, Mô hình được thực hiện tại 10 tỉnh/thành phố (đại diện cho 5 vùng sinh thái khác nhau) gồm: trẻ mầm non (TP Hà Nội, TPHCM, TP Hải Phòng, tỉnh Thái Bình và tỉnh Quảng Nam), học sinh tiểu học (Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, An Giang).

Năm học 2020 - 2021, Mô hình điểm được triển khai tại 10 tỉnh, thành phố và sẽ mở rộng ra 20 tỉnh, thành phố khác trong năm học này.
Năm học 2020 - 2021, Mô hình điểm được triển khai tại 10 tỉnh, thành phố và sẽ mở rộng ra 20 tỉnh, thành phố khác trong năm học này.

Theo TS Đàm Quốc Chính, Giám đốc Văn phòng Ban Điều phối Đề án 641, Tổng Cục Thể dục thể thao, Bộ VH-TT&DL, mô hình điểm như một cuộc cách mạng tại Việt Nam về dinh dưỡng học đường khi kết hợp vấn đề dinh dưỡng với tăng cường thể lực cho trẻ em, học sinh.

Trước đó tại Việt Nam mới chỉ có các nghiên cứu riêng về dinh dưỡng hoặc riêng về thể chất. Còn trên thế giới cũng chỉ có một số nước thực hiện các mô hình tiếp cận cùng lúc cả 3 yếu tố: dinh dưỡng, thể lực và nguồn lực/nhân lực thực hiện.

“Mô hình điểm của Bộ có cả 3 yếu tố đó và còn làm tốt hơn ở hoạt động truyền thông, tạo thay đổi nhận thức đến tận gia đình và nhà trường. Thành công đó cần đc duy trì bằng chính sách”, TS Đàm Quốc Chính nhận định.

Trẻ cải thiện tầm vóc rõ rệt sau một năm thực hiện dinh dưỡng và vận động hợp lý ảnh 2
Lần đầu tiên tại Việt Nam có một mô hình kết hợp cả nghiên cứu về dinh dưỡng lẫn tăng cường hoạt động thể chất học đường.

Thử nghiệm thành công nhất trong giải quyết “gánh nặng kép” về dinh dưỡng

Đánh giá kết quả của việc triển khai Mô hình, TS Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, các kết quả thu được cho thấy tính khoa học, hợp lý của Mô hình.

“Có thể nói, Mô hình điểm là thử nghiệm thành công nhất tính đến nay trong việc giải quyết bài toán gánh nặng kép hiện nay ở Việt Nam đó là thiếu dinh dưỡng dẫn đến thấp còi hay thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, ảnh hưởng lâu dài đến tầm vóc người Việt”, TS Ngô Thị Minh phát biểu tại lễ tổng kết.

Sau một năm thực hiện Mô hình điểm, chương trình ghi nhận những con số “biết nói”. Mô hình cung cấp 400 thực đơn được xây dựng cân đối, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn, tận dụng triệt để thực phẩm tự nhiên tại địa phương, phù hợp khẩu vị học sinh, đạt được sự yêu thích của cả học sinh và gia đình.. Ít nhất 95% học sinh mẫu giáo và tiểu học đạt chuẩn thể lực theo đánh giá của mô hình.

Mô hình cung cấp 400 thực đơn được xây dựng cân đối, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và tận dụng triệt để các nguồn thực phẩm tại địa phương để có giá thành bữa ăn hợp lý nhất.
Mô hình cung cấp 400 thực đơn được xây dựng cân đối, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và tận dụng triệt để các nguồn thực phẩm tại địa phương để có giá thành bữa ăn hợp lý nhất.

Theo Thứ trưởng Minh, kết quả triển khai từ Mô hình điểm sẽ được sử dụng làm cơ sở khoa học và thực tiễn để nhân rộng, góp phần thực hiện Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025” (theo Quyết định 1660/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành) đồng thời đề xuất xây dựng chính sách về Dinh dưỡng học đường.

Trước kết quả thành công của một năm thực hiện Mô hình điểm, đại diện đơn vị đồng hành, bà Thái Hương (Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH) chia sẻ, bà cảm thấy thực sự hạnh phúc vì sự nỗ lực để các em ở lứa tuổi vàng có một chế độ dinh dưỡng toàn diện, hợp lý thông qua bữa ăn học đường đã có kết quả.

Bà Thái Hương (Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH) chia sẻ tại Hội nghị tổng kết Mô hình điểm.
Bà Thái Hương (Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH) chia sẻ tại Hội nghị tổng kết Mô hình điểm.

“Các em có khỏe mới học tốt. Sức khỏe và trí tuệ của trẻ em hôm nay là sức mạnh của dân tộc ngày mai. Kết quả thực nghiệm bữa ăn học đường tại 10 tỉnh, thành thuộc 5 vùng sinh thái đã phát huy được lợi thế vùng miền, sử dụng thực phẩm tự nhiên tại địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp vùng; thông qua bữa ăn học đường để cân chỉnh cho bữa ăn trong gia đình - dinh dưỡng cho người Việt”, bà Thái Hương bày tỏ.

Tập đoàn TH tham gia Mô hình điểm với vai trò nhà đồng hành hỗ trợ phục vụ nghiên cứu. Cụ thể:

- Đồng hành khảo sát cơ sở vật chất của trường, địa phương, đề xuất phương án tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức bữa ăn cho giáo viên và nhân viên dinh dưỡng.

- Hỗ trợ kinh phí cải thiện cơ sở vật chất bếp ăn, phòng tập, trang thiết bị cần thiết cho bữa ăn đạt chuẩn.

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị luyện tập thể thao theo khuyến nghị của chuyên gia.

- Hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho các suất ăn ở những vùng khó khăn (mức đóng góp của phụ huynh rất thấp, chưa đủ chi phí cho các bữa ăn đạt chuẩn về calo, khẩu phần theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia).

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
Đậu đỗ giàu vitamin A

Đậu đỗ giàu vitamin A

(khoahocdoisong.vn) - Quả đỗ xanh, đỗ đũa, đỗ ván đang vào mùa, được bán ở nhiều chợ. Đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, để được lâu, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất thích hợp trong điều kiện phải mua tích trữ nhiều để phòng chống dịch.
back to top