Cháo thuốc cho trẻ còi xương

(khoahocdoisong.vn) - Để khắc phục chứng còi xương ở trẻ cần tìm hiểu nguyên nhân để sử dụng những món ăn- bài thuốc có tác dụng bổ sung canxi, chữa trị bệnh lý hiệu quả.

Còi xương thông thường xảy ra đồng thời hoặc sau khi mắc chứng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến như trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài do chế độ ăn uống không hợp lý (thừa hoặc thiếu chất khoáng và vitamin đặc biệt là canxi và vitamin D), hay viêm amidan và VA kéo dài .... đã làm rối loạn sự hấp thụ canxi tại ruột gây nên sự thiếu hụt canxi ở trẻ làm biến dạng khung xương như: Xương ức nhô ra và hai bên có chuỗi hạt sườn hoặc chân chữ X hay chữ O, mặt gãy, trán nhô, chậm mọc răng ...

Khi trẻ bị bệnh có thể nấu những món ăn dưới đây:

Cháo sò long cốt: Long cốt 30g, sò biển 30g, sơn thù du 10g, gạo tẻ 100g. Đập vỡ long cốt và sò biển cho vào nồi đun 1 tiếng sau cho sơn thù du vào sắc tiếp nửa giờ nữa thì dung vải thưa lọc lấy nước thuốc. Lại tiếp tục sắc và lọc lấy nước 2 lần nữa ( khoảng 40 phút là được).

Sau hoà lẫn 3 lần nước thuốc sắc với nhau (thiếu nước đổ thêm cho đủ nước để nấu thành cháo) rồi bỏ gạo tẻ vào nước thuốc này mà nấu cháo. Cháo chín chia làm 2 phần bằng nhau để ăn vào 2 buổi sáng và buổi tối. Cần cho trẻ ăn thường xuyên một thời gian mới hiệu quả.

Cháo vỏ trứng: Vỏ trứng gà 50g, gạo tẻ 50g, hạt kê 10g, mạch nha 10g, đường trắng vừa đủ dùng. Nghiền vỏ trứng gà thành bột nhỏ mịn. Sau đó cho vào nồi các loại: gạo tẻ, hạt kê, mạch nha, nổi to lửa cho sôi, hạ lửa riu riu hầm thành cháo, khi đã nhừ mới cho bột vỏ trứng, đường trắng khuấy đều và để một lát mang ra cho trẻ ăn, mỗi ngày 1 lần.

Canh xương gà đen, mai rùa: Mai rùa 30g, xương cánh gà đen 2 cặp, hồ đào 10g, muối, mì chính vừa đủ. Đập vỡ mai rùa và xương cánh gà cho vào nồi đổ nước vừa đủ hầm nhỏ lửa khoảng 2 giờ thì cho hồ đào, muối và hầm tiếp đến khi hồ đào chin nhừ là được. Khi sắp ăn rắc chút mì chính, uống canh, ăn hồ đào, mỗi ngày 1 lần, cần cho trẻ ăn thường xuyên.

 Canh xương lợn: Dùng xương cục lợn hoặc xương cục cừu khoảng 200g, một chút dấm. Đập vỡ xương cục chom dấm vào và đổ nước vào vừa ngập xương, cho hành, gừng, muối ăn vào hầm 3 tiếng. khi canh sánh cho mì chính vào. Ăn ngày 2 – 3 lần, mối lần cho trẻ uống 1 bát ăn cơm.

 Đậu phụ, tép moi: Tép moi biển 20g, đậu phụ 50g, muối một ít. Cho tép moi vào nồi sau khi đã rửa sạch, đổ nửa bát nước đun sôi. Rồi mới cho đậu phụ đã chần qua nước sôi đã thái miếng nhỏ sẵn và đun sôi thêm 10 phút nữa là xong. Ăn cả cái lẫn nước trong ngày.

Nhân sâm hầm hạnh đào: Nhân sâm 3g, hạch đào nhân 3 hạt. Thái lát nhân sâm, hạch đào nhân đập vỡ đôi, cho cả hai thứ vào nồi đổ nước vừa phải, đậy vung kín, đun to lửa đến sôi thì hạ lửa, hầm tiếp chừng 1 giờ là được. Dùng nước uống thay trà hàng ngày.

BS Hoàng Linh (nguyên chuyên gia Bộ Y tế)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top