Còi xương trẻ em

(khoahocdoisong.vn) - Còi xương trẻ em hay còn gọi là bệnh cam, nếu trẻ trên 15 tuổi thường gọi là “chứng hư lao”. Trẻ bị còi xương thường có những biểu hiện như quấy khóc, giật mình, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi, chậm biết lẫy, biết bò, biết đi, có em mập mạp mà lại yếu tóc...

Bệnh còi xương có nhiều nguyên nhân,  phần nhiều do khi mẹ mang thai ăn uống thiếu bổ dưỡng, vận động nghỉ ngơi không hợp lý, sinh bé thiếu tháng nhẹ cân, nguồn sữa dành cho con lại không được tốt. Có khi trẻ sơ sinh tạng phủ còn non yếu lại cho ăn  nhiều bổ béo khó tiêu khiến cho tỳ, vị bị tổn thương, kém hấp thu dưỡng chất mà gây còi xương.

Trẻ còi xương tốt nhất chọn món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, giàu canxi và photpho, vitamin D… Chọn món ăn phù hợp với độ tuổi,  tốt nhất là thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như chất đạm (protid) có trong  tôm, cua, cá nhỏ, ngao sò, ốc, hến, xương hầm, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen. Chất béo (lipid) có trong dầu mè, dầu đậu nành, dầu ôliu, mỡ cá loại giàu omega 3, vitamin D. Chất bột (glucid) có trong gạo lứt, ngô, khoai tươi mới, đậu, mè còn nguyên vỏ lụa. Rau củ quả nên ăn các loại bổ dưỡng, giàu vitamin có trong cà rốt, bí đỏ, cải xoong, mùi tàu, rau dền, rau ngót, ngò rí. Ăn các trái cây như bơ, chuối, gấc, nhãn, dâu, na, dưa hấu… Tuy nhiên, phải chọn món ăn dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi. 

Với trẻ còi xương cần hạn chế thực phẩm nghèo dinh dưỡng, nhiều chất xơ như măng tre, dưa leo, bầu canh. Nếu hình thể gầy đen, còi cọc, người nóng, táo bón, kiêng ăn thức ăn mặn, khô. Nếu trẻ  hình thể mập bệu, yếu, tóc rụng, tóc thưa do khí hư, không ăn vị chua lạnh quá như cam, nước dừa, nước lạnh. Nếu còi xương, bụng đầy, chậm tiêu, ăn hay bị ói, tỳ vị hư không nên ăn bổ béo quá, kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra, dân gian thường dùng cao xương động vật để chữa trị cho trẻ em còi xương như cao quy bản, cao khỉ, cao gạc nai, cao xương động vật toàn tính và một số vị thuốc chứa nhiều chất canxi, photpho và vitamin D có trong vỏ hào, bào ngư, ngao, sò, nhộng tằm, cá ngựa, hải long, sao biển, gà ác, thịt cóc; có trong rau củ quả như rau mùi, ngò rí, khoai lang, đậu mè, phấn hoa.

Trên đây là một số món ăn vị thuốc Đông y thường dùng phòng trị còi xương rất hiệu quả, dễ chế biến và sử dụng hầu như không có tác dụng phụ.

Lương y Minh Phúc (Hội Đông y Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
back to top