Loài cỏ dại xưa không ai "ngó", nay thành đặc sản dinh dưỡng cao
Ngọc Mai (Tổng hợp)
Lục bình là loại cây mọc dại ở các vùng nước lặng như ao, hồ, kênh rạch và thường được người dân dùng làm thức ăn cho lợn. Giờ đây, lục bình trở thành thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chinh phục khẩu vị của nhiều người.
chia sẻ
Lục bình là một loại thực vật thủy sinh sống nổi trên mặt nước. Người miền Bắc gọi đây là bèo Tây, người miền Nam kêu nó là cây lục bình. Đây là loại cây mọc dại ở các vùng nước lặng như ao, hồ, kênh rạch và thường được người dân dùng để làm thức ăn cho lợn. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Thân cây lục bình có thể làm thức ăn cho gia sục hoặc làm phân bón, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Thế nhưng ở một số tỉnh thành trên khắp cả nước, cây lục bình (loại rau lục bình) được coi là đặc sản, dùng làm món ăn khai vị, thu hút thực khách bởi hương vị vô cùng hấp dẫn. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Người miền Tây thường bẻ những ngó non của loại rau lục bình và hái nguyên cả chùm bông lục bình đem về rửa sạch, sau đó chế biến thành các món ăn. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Đặc sản từ cây lục bình phải kể đến món gỏi lục bình tôm thịt. Đây được xem là món khai vị hoặc món ăn nhẹ. Với vị chua ngọt dịu và độ giòn sần sật, món gỏi lục bình thanh mát khiến nhiều người yêu thích. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Món ngon từ lục bình còn có lục bình xào tôm. Món ăn nên được thưởng thức nóng hổi để cảm nhận trọn vẹn vị ngọt của tôm quyện cùng vị giòn của lục bình, cùng mùi thơm nức mũi của tỏi và hành lá. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Ngó lục bình xào thịt ba chỉ cũng là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là với những ai yêu thích hương vị đồng quê. Ảnh: tribpics
Ngoài những món ăn từ lục bình thường thấy nêu trên, loài cây dại này còn được chế biến thành các món khác như: Lục bình xào thập cẩm, nộm lục bình, lục bình nấu canh chua, lẩu mắm lục bình... Ảnh: tribpics
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, cây lục bình còn chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe như alkaloid, dẫn xuất phenyl… Đây là các chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm và ngừa ung thư. Trong đông y, lục bình tính hàn, có công dụng rất tốt trong việc thanh can, giải độc. Ảnh: tribpics
Vì loại cây này có đặc tính hút các chất độc và làm sạch nước, do đó, người dân chỉ nên sử dụng lục bình ở những nơi có nguồn nước sạch để chế biến món ăn, tránh hái lục bình ở nơi có nguồn nước ô nhiễm. Ảnh: Thu Nhớ
Các bệnh liên quan đến lối sống và các thách thức về sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng đang ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Việt Nam từ trẻ em đến người cao tuổi.
Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm được. Khi thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vật lý trị liệu an toàn và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Testosterone, loại hormone được ví như "chìa khóa vàng" cho sức khỏe sinh lý và thể chất của nam giới, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ chính thói quen ăn uống hằng ngày.
Mùa đông là thời điểm hệ miễn dịch thường dễ bị suy yếu, khiến cơ thể mắc các bệnh cảm cúm, viêm họng... Do đó, bổ sung vitamin C rất quan trọng và cách tốt nhất là tăng cường thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hằng ngày.
Trong Đông y, rau lang có vị ngọt, tính mát, quy vào kinh tỳ, vị, thận, với những tác dụng nổi bật như thanh nhiệt giải độc, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu,...
Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.