Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Thiếu hormone tăng trưởng là một loại bệnh lý ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khoẻ và sự phát triển cơ thể của trẻ.

Chiều cao của trẻ nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Gen, dinh dưỡng, môi trường sống và một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm tăng chiều cao ở trẻ đó là thiếu hormone tăng trưởng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu hormone tăng trưởng. Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu hormone tăng trưởng. Ảnh minh họa

Nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng GH (Growth hormone) do thùy trước tuyến yên (anterior pituitary gland) sản xuất, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng của cơ thể. Hormone GH kích thích sự tăng trưởng tế bào, quá trình phân bào, sửa chữa tế bào và các hoạt động của quá trình trao đổi chất như: Tăng tổng hợp protein, chất béo, glucose... GH thúc đẩy sự phát triển xương từ sơ sinh đến tuổi dậy thì, hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương và bệnh tật. Ngoài ra, GH còn điều hoà sự sinh sản hồng cầu và tăng khối lượng cơ bắp.

Trẻ thiếu hormone tăng trưởng là 1 rối loạn nội tiết, biểu hiện bằng tình trạng lùn, trẻ chậm lớn. Tỷ lệ trẻ thiếu hormone tăng trưởng khoảng 1/3500 – 1/4000, thiếu hormone tăng trưởng thể nhẹ có thể gặp ở tần số 1/2000 trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng như:

Do bẩm sinh bất thường não trước, bất sản hoặc giảm sản tuyến yên trong thời kỳ bào thai.

Do mắc các bệnh lý như u vùng dưới đồi, u tuyến yên hoặc do chấn thương sọ não;

Tuyến yên bị tổn thương do chiếu xạ điều trị các khối u vùng sọ, vùng mũi họng, hốc mắt,...

Não tổn thương do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm,...

Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng thường gặp

Trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng sẽ làm chậm tốc độ phát triển của cơ thể. Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng thường gặp nhất đó là:

Vóc dáng nhỏ bé: Trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi, với chiều cao < -2SD so với quần thể bình thường, gương mặt của chúng thường sẽ tròn và non nớt hơn. Ngoài ra, một số trẻ còn có mỡ quanh bụng, trông mũm mĩm mặc dù tỷ lệ cơ thể bình thường.

Trẻ thiếu hormone tăng trưởng có thể xảy ra ở giai đoạn sau của cuộc đời như chấn thương sọ não hoặc u não, thì dấu hiệu thường thấy là dậy thì muộn, phát triển chậm về các cơ quan tình dục.

Ngoài ra, khi trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, cơ thể sẽ yếu hơn, khả năng chịu đựng kém, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm hơn với thời tiết nóng hoặc lạnh.

Hơn nữa, tình trạng này còn khiến trẻ xuất hiện một số triệu chứng về tâm lý như: Trầm cảm, trí nhớ kém, cảm xúc thất thường, thiếu tập trung hoặc hay lo âu…

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top