Ăn củ cải chữa nhiều bệnh... nhưng đại kỵ với 5 thực phẩm này

Củ cải có nhiều chất quý giúp phòng huyết áp, ngừa ung thư, trị tai biến mạch máu não... nhưng cần tránh xa với các loại thực phẩm đại kỵ kẻo rước họa vào thân.

Có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh nặng

Củ cải trắng có thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú. Kết quả phân tích cho thấy, trong 100g củ cải có 1.4g protit, 3.7g gluxit, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C… Lá và ngọn củ cải còn chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitamin A, C....

Theo nghiên cứu trong mỗi loại thực phẩm có 80 chất dinh dưỡng thì trong củ cải trắng có tới 69 chất, trong đó rất nhiều chất: chất xơ, giàu các yếu tố vi lượng có đặc tính bảo vệ cơ và thần kinh, chống viêm, chống dị ứng và chống nhiễm trùng, táo bón…

Đặc biệt, các chất kháng oxy hóa, hợp chất lưu huỳnh có khả năng ngừa ung thư, chống lão hóa và bệnh đục thủy tinh thể ở người già…

Củ cải rất tốt cho sức khỏe khi ăn hàng ngày - Ảnh BSCC

Củ cải rất tốt cho sức khỏe khi ăn hàng ngày - Ảnh BSCC

Bảo vệ tế bào: Củ cải trắng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào như catechin, pyrogallol, axit vanillic và các hợp chất phenolic khác. Ngoài ra, trong loại củ này cũng có một lượng lớn vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.

Điều chỉnh huyết áp: Củ cải trắng là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Kali giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu. Chúng giúp mở rộng lưu lượng máu bằng cách loại bỏ lực cản khi lưu thông qua các mạch máu bị co thắt.

Tăng cường hệ miễn dịch: Củ cải trắng là nguồn cung cấp Vitamin C dồi dào giúp trẻ hóa hệ thống miễn dịch bằng việc thúc đẩy tái tạo các tế bào bạch cầu. Đây là điều cần thiết để chống lại bệnh tật như ung thư và cảm lạnh thông thường.

Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa chất béo thành năng lượng có thể sử dụng được. Chúng rất cần thiết cho việc sản xuất collagen, giúp củng cố thành mạch máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như bệnh tim.

Ngăn ngừa lão hoá: Bởi vì trong củ cải trắng chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, nên ăn củ cải còn có khả năng ngăn chặn tác hại của các gốc tự do gây lão hóa tế bào. Bạn có thể nghiền củ cải trắng tươi đắp trên da đặc tính làm sạch của chúng sẽ giúp da bạn sạch và sáng hơn.

Giảm nguy cơ ung thư: Củ cải trắng chứa hợp chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn chặn các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, từ đó đó ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Ngoài ra, sự hiện diện của isthiocyanates trong củ cải làm thay đổi đường đi của các tế bào ung thư, tham gia vào quá trình apoptosis giúp loại bỏ sự sinh sản của các tế bào ung thư.

Tốt cho hệ tiêu hoá: Củ cải trắng rất giàu chất xơ, tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón.

Ngoài ra, củ cải trắng còn giúp tăng cường sản xuất mật, được coi là một phần quan trọng của quá trình tiêu hóa và hỗ trợ bảo vệ túi mật và gan.

Ăn củ cải cần chú ý đại kỵ

Củ cải trắng kỵ nhân sâm: Củ cải trắng và nhân sâm là hai thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại có tính đối kị. Củ cải trắng tính hàn trong khi đó nhân sâm tính ấm. Ăn củ cải trắng cùng nhân sâm tuy không sinh ra các phản ứng bất lợi nhưng lại không giúp cơ thể hấp thụ được dưỡng chất quan trọng có trong hai loại thực phẩm.

Củ cải trắng kỵ với cam: Củ cải trắng không nên ăn chung với cam. Cam chứa chất flavonoid có thể gặp chất thiosulfate trong củ cải và tạo ra phản ứng hóa học. Nó làm sinh ra một lượng lớn axit thiocyanic làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, làm tăng nguy cơ bị bướu cổ.

Củ cải trắng kỵ với cua: Cua là thực phẩm có tính lạnh. Nếu ăn chung cua với củ cải trắng thì có thể gây ra tình trạng chướng bụng, tiêu chảy và các biểu hiện khó chịu đường tiêu hóa khác. Do đó, bạn nên tránh sử dụng hai thực phẩm này cùng lúc.

Củ cải trắng kỵ với cà rốt: Củ cải trắng có hàm lượng vitamin C lớn, rất tốt đối với sức khỏe. Trong khi đó, cà rốt lại chứa chất phân giải enzyme, làm vô hiệu hóa hoạt động của vitamin C. Do đó, ăn cùng củ cải trắng và cà rốt sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.

Củ cải kỵ mướp đắng: Giống như cua, mướp đắng cũng là thực phẩm tính lạnh. Ăn mướp đắng cùng củ cải có thể kích thích nhu động ruột, dễ dẫn tới tình trạng đau bụng, khó chịu. Những người có chức năng đường điều hóa yếu nên tránh ăn hai thực phẩm này cùng lúc.

Bác sĩ Đinh Minh Trí

(Đại học Y dược TP HCM)

Theo Đời sống
back to top