4 cây dại bất ngờ lên đời thành đặc sản, giúp nông dân “hốt bạc“
Hoàng Minh (tổng hợp)
Tưởng chỉ là thứ bỏ đi nhưng nay nhiều cây dại như chua me đất, rau nhót,... trở thành đặc sản mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho người dân địa phương.
chia sẻ
Cây chua me đất ăn được là loại chua me đất hoa vàng hay tím nhạt, thường mọc ở những nơi ẩm ướt, bờ ruộng, đồng cỏ hoang. Ảnh: Dân Việt
Đây vốn là loại cỏ mọc lan trên mặt đất, thân đỏ nhạt, lá cuống dài, gồm 3 lá chét, mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược. Ảnh: Internet
Trước kia, chua me đất được xem như cây dại, có vị chua thanh, được người dân địa phương hái về nấu canh chua. Ảnh: Internet
Nhưng mấy năm nay, chua me đất thành đặc sản được đóng túi đẹp đẽ bán trên sàn thương mại điện tử với giá khoảng 100.000 đồng/kg. Ảnh: Violet
Rau nhót có hình dáng tương tự hoa mười giờ, thường mọc dại ở các ruộng muối, ven sông nước lợ, đầm tôm... Ảnh: Bachhoaxanh
Tại các vùng quê, rau nhót khá rẻ, từ 15.000 - 35.000 đồng/kg. Nhưng trong nhà hàng hoặc trên thành phố, giá rau nhót có thể lên tới 70.000 - 100.000 đồng/kg. Ảnh: Dân Việt
Nhờ mức giá đắt đỏ, anh Trần Văn Quân (ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) đã bỏ công việc ổn định về quê thuê đất hoang trồng rau nhót dại, mỗi năm thu hoạch 40 tấn, lời khoảng một tỷ đồng. Ảnh: Baophapluat
Từng là loại cây dại ở núi rừng, sương sâm giờ đây được người nông dân đưa về trồng quy mô lớn, thu về tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Báo dân tộc
Vốn là loại cây dây leo nên chỉ trồng sương sâm một lần là có thể thu hoạch lâu. Nghề trồng cây sương sâm cũng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm sóc hay chi phí đầu tư. Ảnh: Dân Việt
Vốn là loài dại nhưng giờ đây, hẹ nước được người dân ở ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau hái về bán cho thương lái, kiếm mỗi ngày 300.000-450.000 đồng. Ảnh: Dân Việt
Theo người dân, rau hẹ nước là "lộc trời" cho, không phải bỏ chi phí trồng hay chăm sóc. Những gia đình ruộng nhiều, qua mỗi vụ có thể thu về gần cả trăm triệu đồng từ việc bán rau hẹ. Ảnh: Dân Việt
Trong y học cổ truyền, bệnh sởi được gọi là Ma chẩn, Sa tử..., nguyên nhân do bệnh độc xâm nhập vào kinh phế. Kinh nghiệm dân gian phòng chống bệnh sởi hết sức phong phú.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số trường hợp học sinh trường CĐ Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện điều trị.
Không chỉ tạo nên các món ăn ngon, mướp đắng còn giúp cải thiện chức năng tim mạch, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp giảm cholesterol máu. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể gặp vấn đề khi sử dụng loại quả này.
Trong một lần đi khám sức khỏe tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, người đàn ông 63 tuổi đã được các bác sĩ phát hiện có một con giun còn sống trong đại tràng.