<p>Tê ở các chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân như: tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu ngoại biên, hội chứng ống cổ tay, thoát vị cột sống cổ, bệnh lý thần kinh ngoại vi do đái tháo đường, viêm mạch, sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc hóa trị, hẹp ống sống... Mặc dù không có thống kê chính thức nhưng thực tế cho thấy một tỷ lệ lớn dân số âm thầm chịu đựng chứng tê ở các chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp tự nhiên giúp tăng lưu thông và hỗ trợ đối phó để giảm triệu chứng và thậm chí làm giảm tần số xuất hiện của chứng tê.</p> <h2><strong>1. Muối Epsom</strong></h2> <p>Muối Epsom là khoáng chất tự nhiên có vị đắng thay vì mặn như muối thông thường. “Epsom” là tên một con suối ở Surrey ở Anh, không phù hợp để làm gia vị cho các món ăn, chỉ dùng để ngâm tắm. Muối Epsom cải thiện lưu thông máu, bảo vệ tính đàn hồi của động mạch, ngăn ngừa đông máu và giảm nguy cơ tử vong do cơn đau tim đột ngột. Muối Epsom rất giàu magiê sunfat làm thư giãn các dây thần kinh, cơ bắp và làm giảm độ cứng bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến các khu vực có vấn đề. Một công thức tốt là 1 chén muối Epsom, 10 giọt tinh dầu hoa oải hương và 3 muỗng lớn baking soda. Ngâm trong ít nhất 10-15 phút mỗi lần điều trị.</p> <h2><strong>2. Gingko biloba</strong></h2> <p>Gingko Biloba chiết xuất từ cao chế từ cây lá bạch quả (ginkgo biloba) giúp tăng tuần hoàn máu, do đó làm giảm các vấn đề của tê. Nghiên cứu đã được thực hiện trên các chất chiết xuất của ginkgo biloba, trong đó có chứa các hợp chất chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do trong hệ thống thần kinh và tuần hoàn. Liều lượng nói chung là 40mg, 3 lần một ngày. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ginkgo biloba vì nó có thể gây tương tác không mong muốn với một số thuốc.</p> <h2><strong>3. Bột amla</strong></h2> <p>Quả amla hay còn gọi là quả lý gai có nguồn gốc từ Ấn Độ được sử dụng trong các sản phẩm như bánh kẹo, mứt, bột, đồ ngâm, trong khi một số chỉ đơn giản là ăn ngay. Bột amla được bào chế từ quả amla. Khi trộn với mật ong, nó thanh lọc máu và giúp tăng lưu thông máu. Trộn 2 muỗng cà phê bột amla với 2 thìa mật ong. Dùng 3-4 lần trong một ngày cho hiệu quả cao.</p> <h2><strong>4. Nghệ</strong></h2> <p>Củ nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể của bạn. Bột nghệ đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị một loạt các bệnh. Tác dụng chống viêm của nó sẽ giúp giảm đau và khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể xoa bóp các khu vực bị ảnh hưởng với một hỗn hợp bột nghệ và nước trong một vài phút. Nếu bạn uống bổ sung, sẽ cho chất lượng tốt hơn. Bạn cũng có thể thêm 1 muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc sữa dừa. Đun nóng trên lửa nhỏ. Thêm một chút mật ong và uống nó mỗi ngày một lần để cải thiện lưu thông tuần hoàn.</p> <h2><strong>5. Quế</strong></h2> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Quế có chứa nhiều hóa chất và chất dinh dưỡng, bao gồm mangan và kali cùng với nhiều vitamin nhóm B quan trọng. Đặc tính dinh dưỡng của quế giúp cải thiện lưu lượng máu đến cánh tay và chân của bạn, do đó giúp điều trị tê ở bàn tay và bàn chân. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng 2-4g bột quế hàng ngày cho máu lưu thông tốt.</p> <h2><strong>6. Dầu mù tạt</strong></h2> <p>Tinh dầu mù tạt là một loại dầu thực vật béo chiết xuất từ hạt mù tạt. Là một nguồn giàu các acid béo omega-3 và omega-6, vitamin E và chất chống ôxy hóa, nó được coi là một trong những loại dầu lành mạnh nhất. Được sử dụng trong y học Ayurveda từ thời cổ đại do khả năng chữa bệnh của nó và tính chất dược liệu được coi là có lợi cho tóc, da và cơ thể. Dầu mù tạt không chỉ kích thích sự lưu thông máu mà còn cải thiện sức khỏe của các dây thần kinh do chứa nhiều magiê. Làm nóng với chút dầu mù tạt và có một ai đó xoa bóp cánh tay, bàn tay và các ngón tay với dầu mù tạt trong 10 - 20 phút, hai hoặc ba lần mỗi ngày.</p> <p><strong>7. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B</strong></p> <p>Để ngăn chặn tê và cảm giác ngứa rần ở bàn tay và bàn chân của bạn, cần thiết phải ăn các thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là B6 và B12. Những vitamin cần thiết cho chức năng thần kinh khỏe mạnh và thiếu hụt chúng có thể gây ra cảm giác tê ở bộ phận cơ thể như bàn tay, cánh tay, ngón tay và chân. Bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và B12 trong chế độ ăn uống của bạn. Một số lựa chọn tốt là trứng, bơ, chuối, đậu, cá, bột yến mạch, pho mát, sữa chua, các loại hạt, hạt và hoa quả khô.</p> <h2><strong>8. Thực phẩm giàu magiê</strong></h2> <p>Mức magiê thấp trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây tê ở bàn tay và bàn chân. Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nó kiểm soát các xung động thần kinh, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giải độc, sản xuất năng lượng và hình thành xương và răng khỏe mạnh. Ăn thực phẩm giàu magiê như rau màu xanh đậm, các loại hạt, hạt, bột yến mạch, bơ đậu phộng, cá nước lạnh, bơ, chuối và chocolate đen. Bạn cũng có thể uống bổ sung magiê 350mg mỗi ngày.</p> <h2><strong>Một số biện pháp can thiệp tự nhiên</strong></h2> <p>Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm kể trên thì tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để thoát khỏi những cảm giác tê, phục hồi cảm giác và vận động tay và bàn chân. Mỗi một phần cơ thể của bạn có thể được hưởng lợi từ sự tăng lưu thông, vận động và tập thể dục toàn thân.</p> <p>Ngoài ra có thể sử dụng nóng lạnh liệu pháp hoặc nóng hoặc lạnh hoặc cả hai. Lạnh giúp co mạch máu và chuyển máu ra khỏi khu vực. Nhiệt cho phép các mạch máu giãn ra, tăng lưu lượng máu đến. Áp dụng lạnh sau đó nóng xen kẽ hữu ích cho những bệnh nhân tê, đặc biệt là trong 10-15 phút điều trị gồm 3 phút lạnh và 1 phút nóng lặp đi lặp lại ít nhất ba lần.</p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Trị chứng tê tay chân bằng thực phẩm
(Khoahocdoisong.vn)- Tê ở các chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân như: tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu ngoại biên, hội chứng ống cổ tay,
Theo suckhoedoisong.vn
Giảm đau ngoài màng cứng điều trị viêm tụy cấp
Sản phụ quá kích buồng trứng hiếm gặp, báo cáo thế giới ghi nhận y văn
Lấy khối u tuyến giáp khổng lồ "đeo bám" trên cổ nữ sinh suốt 4 năm
Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, mang hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Mê ăn cua sống, người đàn ông choáng váng khi thấy thứ này trong người
Bé 6 tháng tuổi mắc não mô cầu, dấu hiệu nào cảnh báo bệnh ở trẻ?
Bé trai khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng thóp phồng, xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy cho kết quả dương tính với não mô cầu.
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bệnh thận là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Ăn thịt xiên nướng, bé gái bị xiên que đâm từ mũi lên hốc mắt
Khi cho trẻ nhỏ ăn gia đình nên hỗ trợ dụng cụ thức ăn (muỗng, nĩa,…) thích hợp, tuyệt đối không để trẻ có thói quen ngậm hoặc đùa giỡn trong khi ăn để tránh các sự cố đáng tiếc.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.