Trẻ bị sởi phải uống ngay Vitamin A

Vitamin A có vai trò tăng cường miễn dịch cho cơ thể nên từ năm 2014 trong “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” của Bộ Y tế đã chỉ rõ, trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A.

Hỏi: Tôi nghe nói vitamin A giúp phòng và điều trị bệnh sởi rất tốt, phải chăng bệnh sởi có biến chứng lên mắt nên cần sử dụng thêm vitamin A? Nếu phòng trị bệnh thì nên dùng thực phẩm gì giàu vitamin A thay cho uống thuốc ?

Nguyễn Vũ Hiền (Thạch Thất, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng trả lời: Vitamin A có vai trò tăng cường miễn dịch cho cơ thể nên từ năm 2014 trong “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” của Bộ Y tế đã chỉ rõ, trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A.

Phác đồ dùng vitamin A cho bệnh sởi bằng đường uống được khuyến cáo là trong 2 ngày liên tiếp kể từ khi chẩn đoán, mỗi ngày cho uống 50.000 đơn vị quốc tế cho trẻ dưới 6 tháng; 100.000 đơn vị quốc tế cho trẻ 6- 12 tháng và 200.000 đơn vị quốc tế đối với trẻ lớn hơn. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh sởi có dấu hiệu nhãn khoa mà nguyên nhân do thiếu vitamin A, ví dụ như quáng gà, vệt Bitot (vệt màu trắng đục nằm trên giác mạc mắt) hoặc khô mắt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) còn khuyến cáo liều trên được nhắc lại một lần nữa sau 4-6 tuần.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A trong các bữa ăn là thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất, hầu hết ở dạng retinil ester. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.

Nguồn tiền vitamin A (Beta-carotene) thường là từ một số sản phẩm động vật như  sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A (Beta-Caroten) như các loại củ quả có màu vàng, đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.

PV ghi

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top