Chế độ ăn uống khi bị bệnh sởi

Bị bệnh sởi không đáng ngại. Về dinh dưỡng, vẫn phải đảm bảo cho cháu ăn đủ lượng và chất để tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng.

Hỏi: Con tôi lớn rồi, cháu học cấp II mà vẫn mắc sởi. Tôi đã cho cháu đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng nốt sởi bay lâu. Có cách nào làm cho bệnh mau khỏi không? Ăn uống có giúp gì nhiều không?

Hà Thị Thắm (Bắc Ninh)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/che-do-an-uong-khi-bi-soi1.jpg

Ảnh minh họa.

Lương y Thu Hằng, Trung tâm Nghiên cứu Cây thuốc và Bài thuốc gia truyền: Bị bệnh sởi không đáng ngại.

Bạn đã cho cháu đi khám và được dùng thuốc, nếu muốn mau khỏi, có thể áp dụng một số kinh nghiệm gia truyền sau: Dùng một số loại lá cây như sả, vỏ bưởi, chanh, cam (các loại lá, vỏ có chứa tinh dầu) đun lên rửa hoặc tắm cho cháu giúp chống viêm, làm sạch da, chống ngứa. Có thể đốt vỏ bưởi, bồ kết xông phòng để tiêu diệt virus chống lây lan.

Về dinh dưỡng, vẫn phải đảm bảo cho cháu ăn đủ lượng và chất để tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng. Nên ưu tiên thức ăn giàu đạm như cá chép, cá quả, lươn, gan lợn, uống sữa để tăng cường hệ miễn dịch.

Nên tăng cường vitamin A và C để chống nhiễm trùng, mau lành vết thương. Tăng cường các loại rau quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu, rau ngót, dền, cải bó xôi, súp lơ xanh…

PV (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top