Kỹ sư Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, việc sử dụng các loại thiết bị này với công suất lớn, thời gian dài trong ngày, khiến cho căn nhà bị “hun” trong hơi ấm, khiến cho không khí trong phòng trở lên quá khô, bí và ngột ngạt.
Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị này, chúng ta có xu hướng đóng kín cửa, khiến cho căn phòng không nhận được khí tươi sạch sẽ từ đó làm tăng sự ô nhiễm không khí trong phòng.
Rất nhiều người cho biết, họ cảm thấy ngột ngạt, khó thở, thậm chí có cảm giác choáng váng khi ở lâu trong căn nhà/căn phòng bị khô, nóng do các thiết bị sưởi. Tốt nhất khi sử dụng các thiết bị này không nên đặt nhiệt độ quá nóng, chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời quá nhiều để tránh cho căn phòng bị hun trong hơi nóng.
Hơn thế, dù lạnh, trong ngày vẫn có những lúc nhiệt độ nhích lên, hãy tận dụng khoảng thời gian này tắt các thiết bị sưởi, mở cửa (nếu lạnh thì mở hé cửa) để không khí lưu thông, không khí tươi tràn vào nhà thay thế không khí đặc quánh bởi khô nóng và ô nhiễm.