Tuổi già cô đơn khi vợ chỉ mê chăm cháu

Vợ tôi suốt ngày chỉ quấn quýt bên cháu, đặt cháu lên mối quan tâm hàng đầu, không còn để ý gì tới chồng nữa. Điều đó khiến tôi cảm thấy cô đơn.

Nhiều lần đắn đo, tôi đã quyết định gửi tâm sự này tới Báo Khoa học và Đời sống. Tôi 68 tuổi, còn vợ tôi 65. Chúng tôi đã từng có quãng thời gian tuổi trẻ khá hạnh phúc. Tuy cũng có những lúc cãi vã, cuộc sống khó khăn, vất vả, nhưng vợ chồng lúc nào cũng có nhau, có giận hờn xong lại hết, vui vẻ, ấm áp.

Mọi chuyện thay đổi kể từ khi chúng tôi về hưu, bước vào tuổi già, các con tôi bắt đầu sinh con. Vợ tôi suốt ngày chỉ quấn quýt bên cháu, đặt cháu lên mối quan tâm hàng đầu, không còn để ý gì tới chồng nữa. Tôi mở tivi bà ấy kêu ồn, để yên cho cháu ngủ, rồi cháu học. Tôi có bạn tới chơi cờ, bà không hài lòng, nói có thể lây bệnh cho cháu. Ăn cơm, nhiều bữa bà bảo tôi ăn một mình, bà ăn đồ thừa của cháu no rồi. Tối đến, bà cũng ôm cháu ngủ, để mặc tôi nằm một mình.

Ngày này qua tháng khác, tôi cảm thấy cô đơn, buồn bã. Tôi không phải là không yêu cháu, nhưng tôi cũng muốn vợ chồng cần có lúc ở bên nhau, có không gian riêng. Tôi thèm cảm giác được quan tâm, chia sẻ, chứ không phải bị “bỏ quên” như thế này. Tôi có lần nói với bà ấy thì bà ấy gạt đi, bảo tôi không biết hy sinh, già rồi phải sống vì các con, các cháu. Tôi không biết liệu tôi có đòi hỏi quá đáng hay không?

Lê Minh Hải (Hà Nội)

ba-cham-chau.jpg
Vợ dành hết sự quan tâm cho cháu khiến tôi cảm thấy cô đơn. Ảnh minh họa từ Brightside.

Bác Hải thân, ở lứa tuổi nào con người cũng có nhu cầu được yêu thương, chia sẻ, nhất là ở lứa tuổi “xế chiều”, nhu cầu ấy lại càng cao khi về hưu, không còn ra ngoài giao tiếp xã hội thường xuyên, các con đã có cuộc sống riêng, tự lập.

Trong lúc này, nếu như không có người bạn đời bầu bạn, nhiều người dễ rơi vào trạng thái cô đơn, buồn chán.

Có lẽ, bác gái đã thiếu một chút tâm lý và tinh ý khi không nhận ra cảm giác bị “bỏ rơi” ở người bạn đời. Ngoài ra, còn do quan niệm khi cho rằng, già rồi phải sống vì con vì cháu, “quên” đi bản thân.

Thực ra, đối với người Việt “nước mắt chảy xuôi”, cha mẹ vẫn có tâm lý bao bọc, giúp đỡ con cháu. Tuy nhiên, cuộc sống cần có sự cân bằng, không phải cứ sống vì con thì nghĩa là phải quên đi cuộc sống riêng tư, hy sinh hết những niềm vui, sở thích cá nhân. Ngược lại, nếu bố mẹ sống vui vẻ, hạnh phúc, khỏe mạnh thì mới là “giúp” con cái một cách tốt nhất.

Bác gái yêu cháu, thương con, cũng tình cảm dễ hiểu ở một người bà, người mẹ. Trong lúc này, nếu bác yêu cầu bác gái “bớt” sự quan tâm đó đi để chăm sóc chồng hơn thì sẽ dễ gặp phải sự phản đối. Thay vào đó, bác thử cùng chăm sóc cháu, cùng nhau đưa cháu đi chơi, vui đùa… Như vậy, tình cảm vợ chồng gắn kết mà vẫn đảm bảo được việc “giúp con” như mong muốn của bác gái. Rồi trong lúc vợ chồng vui vẻ, bác lựa lời nói với vợ những mong muốn của mình, chắc chắn sẽ dễ được chấp nhận hơn.

Chúc bác vui, hạnh phúc!

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top