Ô nhiễm không khí – Sát thủ của hệ hô hấp

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục hơn ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Ô nhiễm không khí chính là sát thủ của hệ hô hấp.

Các phương tiện giao thông, công trình xây dựng ngày càng gia tăng gây ô nhiễm không khí – Sát thủ của hệ hô hấp.

Theo ThS.BS Nguyễn Thanh Vũ – giảng viên khoa Y, Đại học Quốc Gia TPHCM  thì tình trạng không khí ngày càng ô nhiễm nặng do gia tăng: các phương tiện giao thông, công trình xây dựng, khu chế xuất, khu công nghiệp, hệ thống kênh rạch chằng chịt bị lấn chiếm, xả rác thải bừa bãi gây ô nhiễm ngay trong khu dân cư. Hệ lụy của nó là làm cho bệnh hô hấp gia tăng và có tỉ lệ mắc cao nhất trong các mặt bệnh ở Việt Nam.

Ra đường phải đeo khẩu trang để phòng sát thủ của hệ hô hấp.

Bênh đó, hội chứng bệnh cao ốc phát triển do các nhân viên văn phòng ngồi trog các phòng kín máy lạnh ở các tòa cao ốc. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, có đến 30% kiến trúc cao ốc trên thế giới được xếp vào loại chất lượng không khí kém. Số lượng người sống trong môi trường kín đến 90% quỹ thời gian. Họ làm việc trong các văn phòng cao ốc, lái ôtô buồng kín, rồi về nhà riêng với phòng ngủ sử dụng máy điều hòa không khí.  Môi trường hoàn toàn nhân tạo và khép kín trong những cao ốc này  rất dễ gây mệt mỏi cũng như các vấn đề về da và hô hấp.

Sát thủ của hệ hô hấp gây ra nhiều nguy cơ đáng sợ

Trước sự gia tăng báo động của khói, bụi, đặc biệt là CO2, CO, SO3, chì, thuỷ ngân và các hóa chất độc hại khác trong không khí dẫn đến việc mọi người đều có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và tai mũi họng rất lớn như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.

Các chuyên gia hô hấp và tai mũi họng khuyến cáo, các chất độc trong không khí khi vào cơ thể chính là tác nhân gây ung thư phổi, vòm họng, mũi. Trong đó Mũi chính là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với các tác nhân ô nhiễm từ môi trường và những thay đổi thất thường của thời tiết.

Bình thường hốc mũi được lót bằng một lớp niêm mạc. Chúng có nhiệm vụ tiết ra chất nhầy làm ẩm không khí khi đi qua mũi, góp phần bảo vệ cơ thể bằng cách giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn rồi tống xuống họng nhờ lớp thảm nhầy và hệ thống lông chuyển trên bề mặt tế bào.

Khi lớp biểu mô này bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, phấn hoa, dị vật, các khối u,… chúng sẽ tăng cường tiết dịch nhiều hơn bình thường, gây nên viêm mũi, nếu nhẹ thì thường làm nghẹt mũi, gây mệt mỏi trong sinh hoạt, khiến cơ thể có cảm giác uể oải do lượng oxy đưa lên não bị thiếu hụt; tiếp theo là nhức đầu, giảm tập trung trí nhớ ảnh hưởng đến công việc, học tập; nặng thì sẽ phải thở bằng đường miệng, dẫn đến bị khô họng, gây viêm họng; biến chứng quan trọng khác là viêm mũi nếu để lâu sẽ trở thành viêm mũi – xoang do vi trùng, phải điều trị kéo dài.

Vệ sinh mũi hàng ngày để phòng bệnh hô hấp

Mũi là cơ quan cực kì quan trọng, chúng ta phải thở từng giây một nên mũi được cấu tạo để thích nghi với chức năng và nhiệm vụ đó. Là cơ quan bảo vệ nhưng mũi cũng là nơi dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm bệnh nhất, bởi tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh hàng ngày. Khi không khí ô nhiễm, bụi bẩn và vi khuẩn càng phát triển nhiều hơn.

Vì thế, mũi cần được vệ sinh hàng ngày sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hệ hô hấp thông thoáng thì sẽ hạn chế không mắc phải các bệnh về hô hấp và bệnh tai mũi họng.

Các chuyên gia TMH khuyến cáo hàng ngày nên đánh răng, rửa mặt, vệ sinh mũi nên đều đặn như nhau.  Nên lựa chọn các dung dịch vệ sinh mũi hiện có bán tại các hiệu thuốc để vệ sinh mũi 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, cần phải tăng sức đề kháng như ăn uống đủ chất, tập thể dục, vào mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Đặc biệt cần chú ý tránh làm tổn thương niêm mạc mũi, dùng khẩu trang khi lưu thông trên đường.

Thúy Anh

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top