Hỏi: Tôi nghe nói hiện nay có phương pháp chụp động mạch vành qua đường ống thông để chẩn đoán chính xác bệnh động mạch vành. Xin hỏi, phương pháp này tiến hành thế nào? Có nguy hiểm không? Khi nào cần làm và chuẩn bị ra sao?
Lê Thành Khoa (Hà Nội)
![]() |
Chụp mạch vành qua đường ống thông có gây nguy hiểm? - Ảnh minh họa/ Internet |
Trả lời: Can thiệp mạch vành qua da là kỹ thuật dùng loại ống thông nhỏ (catheter) để đưa một bóng nhỏ vào lòng động mạch vành bị tắc rồi nong và đặt stent (giá đỡ) để làm tái thông dòng máu.
Trái với phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cần mở lồng ngực, can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa catheter vào động mạch ở đùi hay cổ tay. Người bệnh sẽ được gây tê tại vùng chọc nên nhìn chung, thủ thuật này không gây đau hơn một lần lấy máu làm xét nghiệm.
Bệnh nhân vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 ngày tính từ khi kết thúc thủ thuật.
Trong những năm vừa qua, phương pháp này ngày càng phát triển, đạt được nhiều tiến bộ kể cả về kỹ thuật và hiệu quả điều trị.
Ngày nay, thiết bị nhỏ hơn và tốt hơn rất nhiều so với những dụng cụ được sử dụng chụp động mạch vành lần đầu tiên cách đây vài thập kỷ. Những loại thuốc mới cũng góp phần làm kết quả can thiệp tốt hơn, duy trì lâu dài hơn và giảm được nhiều biến chứng trong quá trình thực hiện thủ thuật.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng (Tổng thư ký Hội tim mạch Việt Nam)