Nên dùng thực phẩm chức năng khi nào?

Tình trạng bác sĩ kê nhiều TPCN cho bệnh nhân là có thật. Việc kê TPCN cho bệnh nhân có liên quan tới việc triết khấu hoa hồng với hãng thuốc và công ty dược.

Một đơn thuốc có tới 1-2 loại thực phẩm chức năng (TPCN) không quá hiếm khi bệnh nhân đi khám. Nhiều người cho rằng không chỉ bệnh nhân lạm dụng dùng TPCN mà ngay cả bác sĩ cũng lạm dụng khi kê đơn.

Theo đánh giá của GS.TS Phạm Gia Khải, Nguyên Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe cán bộ Trung ương, tình trạng bác sĩ kê nhiều TPCN cho bệnh nhân là có thật. Việc kê TPCN cho bệnh nhân có liên quan tới việc triết khấu hoa hồng với hãng thuốc và công ty dược.

“Tôi chỉ kê TPCN cho bệnh nhân nếu là cần thiết và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Khi kê có TPCN cho bệnh nhân bác sĩ phải biết được nó là cái gì, có chất gì, dùng cho bệnh nhân hiệu quả tới đâu. Trường hợp nếu thấy không cần thiết thì không nên kê để tránh bệnh nhân mất thêm kinh phí. Nhiều trường hợp giá của TPCN đắt hơn thuốc điều trị”, GS Khải nói.

Khi nao bac si can ke thuc pham chuc nang cho benh nhan? hinh anh 1Không nên quá lạm dụng thực phẩm chức năng vì sẽ gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Nutraingredients.

Tuy nhiên, người sử dụng TPCN cần phải hiểu đúng bản chất và giá trị thực của sản phẩm. Hiện nay, chúng thường được quảng cáo những giá trị tiềm tàng hỗ trợ điều trị vượt xa giá trị thực tế. Vì vậy, nhiều người tiêu dùng cần phải phân biệt được đâu là giá trị thật của sản phẩm.GS Khải cho hay mọi đối tượng đều có thể dùng được TPCN vì ít khi có người khỏe mạnh thực sự.

Dù TPCN không phải là thuốc, người dân không nên tự ý sử dụng. GS Khải khuyến cáo: “Sử dụng TPCN cũng có những tác dụng không mong muốn vì vậy cần phải hết sức cẩn trọng. Không nên cho rằng TPCN không phải là thuốc sẽ vô hại. Chúng có chức năng hỗ trợ chữa bệnh nên cần phải sử dụng dựa trên tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một loại TPCN có hoạt chất chức năng cao cần phải sử dụng đúng liều theo quy định của nhà sản xuất”.

TPCN sẽ rất hiệu quả trong trường hợp người già thường xuyên bị tê, chân tay, chuột rút thường xuyên do thiếu D3 và Canxi. Với trường hợp này nếu bệnh nhân nên sử dụng thực phẩm chức năng.

Người suy tim cần phải dùng thuốc tăng lợi tiểu giúp quả tim co bóp tốt hơn. Tuy nhiên, muốn quả tim khỏe lên thì cần phải có thêm chất dinh dưỡng khi đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyên nên dùng TPCN. Bệnh nhân bị suy tĩnh mạch dưới dùng thêm vitamin C giúp cho giãn thành mạch tốt hơn.

GS Khải cho hay: “TPCN tốt cho người bị bệnh có vấn đề về cơ thiếu canxi hoặc người sau phẫu thuật thể trạng yếu cần nâng cao sức khỏe. TPCN và thuốc có thể dùng với nhau để làm cho bệnh nhân tốt hơn”.

Theo GS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, hiện nay có một số TPCN được quảng cáo điều trị được ung thư là không đúng. TPCN có tác dụng hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân ung thư bị suy kiệt do quá trình điều trị có thể dùng TPCN để chống suy kiệt, nâng sức khỏe.

Văn Doanh (tổng hợp từ zing.vn)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top