Bài thuốc “bí truyền” trị dứt điểm viêm họng

Viêm họng là một bệnh rất phổ biến, dễ dàng bị đi bị lại. Dùng kháng sinh chỉ khỏi đợt cấp nhưng không thể ngăn được bệnh tái phát. Thuốc Đông y thực sự là một cứu cánh hữu hiệu cho người bệnh…

Ảnh minh họa

Cam cát thang: Cam thảo 6g, cát cánh 6g. Hai vị dùng để ngậm, vừa ngậm vừa nuốt nước dần dần cho hết chất ngọt đắng thì bỏ bã. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, hóa đàm, chỉ khái, lợi yết hầu. Chủ trị: Các chứng đau họng do cảm, trị họng đau, phế ung, khạc ra mủ, ho tức trướng, tạng tâm bị phong nhiệt gây ho. Dùng tốt cho các trường hợp mới bị hoặc các đợt cấp của viêm họng mạn tính.

Khổ qua hạnh: Hạt khổ qua (mướp đắng) 8g nhai nhỏ nuốt từ từ hoặc mài cho đặc, lấy nước chưng hoặc hấp cơm uống. Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi yết hầu, bổ dương, tráng khí. Chủ trị: Viêm họng do phong nhiệt.

Tiêu nga thang: Thiên thối (xác ve xầu) 12g, bạch cương tàm 10g, phương hoàng 10g, đại hoàng 6 – 9g, cát canh 10g, cam thảo 6g, sơn đậu căn 12g, huyền sâm 16g, hoàng cầm 12g, sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu thũng, lợi yết hầu. Chủ trị: Viêm họng cấp. Gia giảm: Nóng nhiều gia thạch cao, tri mẫu; gai lạnh gia kinh giới 16g, đậu xị 12g; đau họng nhiều gia ngưu bàng 12g, mã bột 12g.

Gia vị đại sài hồ thang: Sài hồ, 16g, hoàng cầm 10g, bạch thược 10g, bán hạ 10g, chỉ thực 10g, đại hoàng 6g, sinh khương 16g, đại táo 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sắc uống. Công dụng: Giải biểu công lý (hội chứng bệnh lý bên ngoài có biểu chứng, bên trong có thực nhiệt tích trệ). Chủ trị: Viêm họng cấp (sốt, táo bón, đau bụng…). Gia giảm: Đau đầu thêm bạch chỉ 10; đau họng nhiều thê, bản lam căn 10g, liên kiều 10g; ho nhiều đờm thêm bối mẫu 10.

Dưỡng âm tăng dịch thang: Sinh địa 20g, huyền sâm 26g, mạch môn 16g, cát cánh 16g, mộc hồ điệp 16g, ngọc trúc 16g, bán chi liên 16g, ngân hoa 16g, cam thảo 10g, sắc uống. Công dụng: Thanh nhiệt, dương âm, lợi yết hầu. Chủ trị: Viêm họng mạn có biểu hiện âm hư hỏa vượng và các biểu hiện của viêm họng mạn ở người lớn, bệnh kéo dài, ngoan cố, khó khỏi, cảm giác khó chịu tại họng, có khi như có dị vật, ngứa họng, nóng rát, đau, khô họng khi ngủ dậy, đờm đặc, tiếng nói rè, có khi buồn nôn, nôn, tái phát nhiều lần. Một số do mũi viêm, nước mũi chảy xuống họng rồi tái phát. Một số người do uống nhiều rượu, do bệnh nghề nghiệp, cơ thể suy yếu và có bệnh. Gia giảm: Âm hư hỏa vượng thêm tư mẫu, hoàng bá; họng khó chịu nhiều bực bội thêm sơn đậu căn, mã bột; cảm giác như có dị vật thêm sơn từ cô 8g; khó khạc đờm thêm hải phù thạch 16g, qua lâu 12g.

Gia vị hương truật nhi trần lợi yết: Bạch truật 10g, bạch linh 12g, trần bì 10g, bán hạ 15g, mộc hương 6g, hương phụ 10g, tiểu hồi 10g, ô dược 10g, cát cánh 10g, ngưu bàng 12g, xa can 10g, sơn đậu căn 10g, tri mẫu 10g, cam thảo 4g, sắc uống. Công dụng: Sơ can lý khí hòa vị, thanh lợi yết hầu. Chủ trị: Viêm họng mạn tính có biểu hiện can uất vị khí không điều hòa và ngứa họng, đờm đặc, buồn nôn, nóng rát, đau… Gia giảm: Viêm họng nhiều thì bỏ mộc hương, tiểu hồi gia phật thủ 16g, hoa tân 12g; mất ngủ gia lạc tiên 20g.

Tô ngạnh thang: Tô ngạnh 10g, sài hồ 10g, uất kim 10g, thanh bì 10g, bán hạ 10g, khâu nhân 3h. kim linh tử 10g, huyền hồ 10g, mộc hương 6g, bạch linh 10g. Công dụng: Sơ can lý khí, kiện trung hóa đàm. Chủ trị: các ca viêm họng do phong thấp (dị ứng) hoặc chứng mai hạch khí – loạn cảm họng (họng không sưng nhưng khi nuốt vào có cảm giác như có vật gì vương vướng, giống hình hạt mơ (ô mai – mai hạch), khạc không ra, nuốt không xuống.

BS – Lương y giỏi Tống Trần Luân 

(nguyên Trưởng khoa Nội, Viện Y học Cổ truyền T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top