Luyện khí công điều trị trầm cảm

Căng thẳng tinh thần (stress) là bệnh của thời xã hội hiện đại. Bệnh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, bực bội, rối loạn tinh thần, từ đó hàng loạt bệnh phát sinh và có nguy cơ gây trầm cảm nặng.

Để giảm stress, trị trầm cảm ngoài trị liệu hãy kiên trì tập luyện một số bài tập sau.

Dùng hơi thở giải tỏa stress, nâng cao tuệ giác

Chuẩn bị hơi thở: Khí công trị liệu là dùng hơi thở tùy tức, tức là nương theo hơi thở để điều phục thân và tâm. Từ hơi thở thô đến hơi thở vi tế, hơi thở nông, nghẹn, rít, giật đến hơi thở liên tục, đều đặn, êm dịu và sâu lắng. Qua đó tinh thần lắng dịu, yên tĩnh, cơ thể buông thư sẽ lặp lại trạng thái cân bằng về tâm sinh lý.

Trước tiên, người bệnh tự khởi động toàn thân từ đầu đến chân để giãn mở cân cơ xương. Tiếp theo bệnh nhân ngồi khoanh chân dưới sàn hoặc trên ghế tựa. Ngón tay cái bắt vào ngón trỏ để trên đùi. Hai mắt khép lại, nội tư yên tĩnh, hơi thở yên tĩnh, hơi thở tự nhiên và cảm nhận mình đang ngồi giữa chốn thanh tịnh, trang nghiêm. Tâm hồn hướng về sự rỗng lặng và thánh thiện. Ngồi tĩnh lặng như vậy khoảng 10 phút, sau đó dùng 5 hơi thở.

1. Hít vào nhận biết toàn thân, thở ra thả lỏng toàn thân, đồng thời cảm nhận hơi thở rỗng dần, thở độ 3-5 phút.

2. Hít vào nhận biết toàn thân, thở ra thả lỏng toàn thân, thả ra cười trong nội tâm để thư giãn tinh thần. Thở độ 3-5 phút.

3. Hít vào thấy tâm lắng dịu theo hơi thở, thở ra thấy thân tâm biến dần vào hư không thở độ 3-5 phút.

4. Hít vào cảm nhận thân rất khỏe, thở ra tâm rất nhẹ, thở độ 3-5 phút.

5. Hít vào thấy hạnh phúc, thở ra thấy hạnh phúc, cảm thấy an lạc trong từng hơi thở.

Phản hồi tâm năng: Người bệnh ngồi trên ghế hoặc dưới sàn, theo hơi thở đan điền để dẫn khí đến đan điền (khoang bụng dưới ấm nóng lên) và quán tưởng khoang bụng dần dần thành quả cầu sáng và ấm nóng.

Ta dùng trái cầu này để kích hoạt thân tâm. Vì trái cầu sáng và ấm nóng là năng lượng lan tỏa sẽ giải tỏa các bí kết của tâm thức.

Theo cách thức, người bệnh hít vào thấy trái cầu sáng đỏ ấm nóng, thở ra thấy sức nóng của trái cầu làm toàn thể thân tâm sáng lên qua từng hơi thở.

Linh quang tỏa sáng: Người bệnh ngồi trên ghế hoặc sàn, hướng tâm an trụ trên thùy trán, là thùy của thần kinh trung ương và tuệ giác. Sau đó thở tâm pháp theo phương thức: Hít vào thấy thùy trán sáng rực, lấp lánh như ánh sao. Khi thở ra cảm nhận khối linh quang từ thùy trán tỏa khắp đến vô cùng.

Phản hồi tâm năng và linh quang tỏa sáng là khí công tâm pháp thuộc mật tâm. Bệnh nhân kiên trì tập luyện mỗi ngày, thùy trán kích hoạt sáng lên sẽ tăng cường tuệ giác, cắt đứt sóng âm từ thùy chẩm sau gáy, hợp nhất 2 bán cầu đại não. Sẽ làm cho não thanh tịnh, tâm lực mạnh lên và tuệ giác phát triển.

Những loại trầm cảm thường gặp

Bệnh trầm cảm là bệnh rất âm, do ức chế tinh thần, do thân trầm hoặc rối loạn cuộc sống, hay do lo nghĩ quá nhiều vấn đề tiêu cực gây nên. Bệnh nhân luôn ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng, lo âu kéo dài, nó chi phối cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và quyết định của chúng ta.

Bệnh trầm cảm dường như ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Nó trở nên bình thường đến nỗi ngay chính bản thân người rơi vào trầm cảm đôi khi cũng không biết hay không nhận diện được căn bệnh tinh thần này đến với mình.

Nếu nhìn nhận lại, đôi khi ai cũng đã từng rơi vào trạng thái đó, chẳng qua là ít hay nhiều, thường xuyên hay không thường xuyên, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên chưa được nhìn nhận đúng, chưa thực sự được quan tâm và tập trung điều trị kịp thời để có biện pháp điều trị trước khi quá muộn.

Rối loạn trầm cảm nặng: Tâm trạng chán nản; Thiếu quan tâm đến các hoạt động thường được yêu thích; Thay đổi trọng lượng; Thay đổi giấc ngủ; Mệt mỏi; Cảm giác vô dụng và tội lỗi; Khó tập trung; Suy nghĩ về cái chết và tự tử.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Cảm giác buồn; Mất hứng thú và niềm vui; Giận dữ và cáu kỉnh; Cảm giác tội lỗi; Lòng tự trọng thấp; Khó đi vào giấc ngủ hay giấc ngủ không sâu; Ngủ quá nhiều; Cảm giác tuyệt vọng; Mệt mỏi và thiếu năng lượng; Thay đổi cảm giác thèm ăn; Khó tập trung.

Trầm cảm sau sinh: Tâm trạng thấp, cảm giác buồn; Thay đổi tâm trạng nghiêm trọng; Xa lánh xã hội; Rắc rối hòa hợp với em bé; Thay đổi cảm giác thèm ăn; Cảm thấy bất lực và tuyệt vọng; Mất hứng thú với những hoạt động mà bạn từng yêu thích; Cảm thấy không đủ hoặc không có giá trị; Lo lắng và hoảng sợ; Suy nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc em bé; Ý nghĩ tự tử.

Rối loạn lưỡng cực: Mệt mỏi, mất ngủ và thờ ơ; Đau không rõ nguyên nhân, tâm thần vận động kích động; Vô vọng và mất lòng tự trọng; Khó chịu và lo lắng; Do dự và vô tổ chức.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Cảm thấy mệt mỏi vô cùng; Cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng, vô vọng hoặc tự chỉ trích bản thân; Cảm giác lo âu, căng thẳng hoặc lo lắng nghiêm trọng; Thay đổi tâm trạng, thường xuyên khóc; Cáu gắt; Không có khả năng tập trung; Thèm ăn hoặc ăn uống vô độ.

Trầm cảm không điển hình: Ăn quá nhiều hoặc tăng cân; Ngủ quá nhiều; Mệt mỏi, suy nhược và cảm giác "đè nặng"; Nhạy cảm mãnh liệt với sự từ chối; Tâm trạng phản ứng mạnh.

Để giảm stress, trầm cảm ngoài tập thở khí công như trên, nên sống thanh thản, giảm áp lực công việc, sống buông thả với tự nhiên.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chủ nhiệm CLB khí công Thăng Long)

Theo Đời sống
Đông y chữa tay chân lạnh thế nào?

Đông y chữa tay chân lạnh thế nào?

Hội chứng chân tay lạnh thường gặp ở những người thể trạng hư hàn hoặc mắc các bệnh lý thuộc về chứng dương hư và khí hư. Ở những trường hợp này, ngoài chân tay lạnh còn dễ bị cảm lạnh, dễ đầy bụng, đi ngoài do nhiễm lạnh...
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top