Nguyên tắc ngủ trưa nhất định phải nhớ nếu muốn sống khỏe, sống thọ

Giấc ngủ trưa rất quan trọng đối với sức khỏe nên nếu muốn sống khỏe, sống thọ... thì cần nắm vững nguyên tắc ngủ trưa, nhất là người trong độ tuổi U50.

Đừng ngủ trưa quá lâu

Thời gian ngủ trưa nên được kiểm soát trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Những giấc ngủ ngắn có thể giúp chúng ta hồi phục năng lượng, nhưng nếu ngủ quá nhiều, con người sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau khi thức dậy.

Ngoài ra, những giấc ngủ trưa dài cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm và dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ muộn. Vì vậy, người trung niên và người cao tuổi nên đặt đồng hồ báo thức khi ngủ trưa và kiểm soát thời gian ngủ trưa không quá 1 giờ

Đừng ngủ trưa quá muộn

12h trưa đến 2h chiều là thời điểm thích hợp nhất để bạn chợp mắt. Trong giai đoạn này, nhiệt độ cơ thể và quá trình trao đổi chất của cơ thể ở trạng thái thấp, rất thích hợp để nghỉ ngơi và phục hồi.

Nếu bạn ngủ trưa quá muộn, chẳng hạn như 3 hoặc 4 giờ chiều, sẽ ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Việc trì hoãn giờ đi ngủ vào ban đêm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống ngày hôm sau. Vì vậy, người trung niên và người cao tuổi nên cố gắng ngủ trưa vào thời điểm thích hợp và không quá muộn.

Nguyên tắc ngủ trưa phải nhớ nếu muốn sống khỏe, sống thọ - Ảnh minh họa

Nguyên tắc ngủ trưa phải nhớ nếu muốn sống khỏe, sống thọ - Ảnh minh họa

Ngủ trưa như thế nào mới là đảm bảo khoa học?

Thời gian: Thời gian ngủ trưa tốt nhất là 20-30 phút. Quá ngắn có thể không đạt được hiệu quả mong muốn và quá dài có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm.

Tư thế:Để bảo vệ cột sống cổ, tốt nhất bạn nên nằm xuống, nó sẽ tốt hơn việc ngủ ngồi, ngủ gục. Nếu có thể, hãy sử dụng gối kê cổ để hỗ trợ đầu và cổ tốt hơn.

Nhiệt độ: Tránh ngủ trưa trong môi trường nóng. Thay vào đó, nhiệt độ phòng vừa phải sẽ giúp cơ thể bạn duy trì nhiệt độ cốt lõi tự nhiên để ngủ.

Tránh phiền nhiễu: Tránh các hoạt động thu hút sự chú ý của bạn trước khi chợp mắt, chẳng hạn như sử dụng điện thoại di động, máy tính, v.v. Hãy tắt các thiết bị này và cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi.

Duy trì đều đặn: Cố gắng duy trì thói quen ngủ trưa đều đặn, điều này sẽ giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngủ trưa tuy tốt nhưng bạn cần chú ý kiểm soát thời lượng, thời gian khi chợp mắt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ về đêm. Khi mọi người đã thay đổi, duy trì chế độ sinh hoạt...mà tình trạng mất ngủ đêm vẫn kéo dài thì cần đi khám bác sĩ.

BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học Phóng xạ và Ung bướu Quân đội)

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Con buồn bã đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Trẻ bị trầm cảm không chỉ ảnh hướng đến tâm trạng mà còn tác động đến sức khỏe thể chất, chất lượng cuộc sống, học tập và các mối quan hệ xã hội. Các triệu chứng trầm cảm của trẻ em và người lớn không có nhiều khác biệt.
back to top