Theo thống kê của Viện Da liễu Mỹ, mọi người thường rụng khoảng 50-100 sợi tóc mỗi ngày. Nếu số lượng tóc của bạn mất đi nhiều hơn, bạn cần xem xét nguyên nhân để có giải pháp phù hợp.
Ngoài việc sử dụng hóa chất do uốn, nhuộm tóc quá nhiều hoặc tiếp xúc với nước hồ bơi, hiện tượng này có thể là biểu hiện của sức khỏe không tốt.
Ảnh minh họa |
Lý do phổ biến nhất là bạn bị giảm cân đột ngột, căng thẳng, mới sinh con, trải qua phẫu thuật, vừa khỏi ốm. Ngoài ra, bạn có thể đang thiếu hụt vitamin như sắt, kẽm.
Với các diễn biến tạm thời như trên, tóc sẽ sớm mọc trở lại khi bạn có nếp sống lành mạnh, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết.
Sau một thời gian, nếu số lượng tóc rụng mỗi ngày vẫn nhiều, bạn có nguy cơ mắc các bệnh sau:
Suy tuyến giáp
Đây là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone quan trọng. Do đó, suy giáp làm rối loạn sự cân bằng bình thường của phản ứng hóa học trong cơ thể.
Ở giai đoạn đầu, bệnh ít gây ra tác động tới cơ thể. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, suy giáp có thể dẫn tới béo phì, đau khớp, bệnh tim mạch.
Các triệu chứng ban đầu của suy giáp là tăng cân, trầm cảm, mệt mỏi, rụng tóc.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh rối loạn nội tiết xảy ra ở phụ nữ do nội tiết tố buồng trứng tiết ra trong cơ thể bị mất cân bằng nên lượng androgen quá cao dẫn đến chất lượng tóc suy giảm, gây rụng tóc và các tình trạng khác. Mặc dù tóc cũ rụng nhưng tóc mới sẽ mọc lại ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Lupus
Căn bệnh tự miễn có tên đầy đủ là lupus ban đỏ hệ thống. Người mắc bệnh này có hệ miễn dịch hoạt động thái quá và chống lại chính các mô khỏe của bản thân.
Biểu hiện rõ ràng nhất của lupus xuất hiện trên da. Đa số bệnh nhân có các ban đỏ bất thường trên cơ thể. Trong đó, hồng ban dạng cánh bướm trên mặt là đặc trưng của lupus.
Ngoài ra, một triệu chứng phổ biến là tóc giòn, rụng nhiều. Ngoài ra, râu, lông mày, lông mi cũng bị mỏng dần đi.
Ở các thể nặng, người bị lupus cũng bị các triệu chứng ở tim (đau ngực, khó thở, suy tim), phổi (viêm phổi, suy hô hấp), thiếu máu, viêm thận.
Căng thẳng, stress, trầm cảm
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh những gốc tự do gây hại cho nang tóc, khiến bộ phận này nghỉ ngơi sớm, ảnh hưởng đến tốc độ mọc tóc, thậm chí làm tóc rụng nhiều.
Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
Khẩu phần ăn thiếu sắt, biotin hoặc protein, các nang tóc không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi tóc, từ đó tóc khô, yếu và dễ gãy rụng.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể gây rụng tóc từng mảng trên da đầu, lông mày, râu.