Dấu hiệu nhận biết trầm cảm do áp lực thi cử

Trong những trẻ đến khám và điều trị vì có các biểu hiện lo âu, trầm cảm, căng thẳng, có nhiều trẻ được đánh giá ngoan, thành tích học tập khá giỏi.

Hỏi: Tôi đọc nhiều thông tin về tình trạng trẻ bị rối loạn tâm lý, trầm cảm do áp lực thi cử. Xin hỏi, biểu hiện của con như thế nào thì cần nghĩ tới bệnh này?

Nguyễn Thị Hạnh (Hà Nội)

TS.BS Ngô Thành Vinh thăm khám cho bệnh nhiTS.BS Ngô Thành Vinh thăm khám cho bệnh nhi

Trả lời: TS.BS Ngô Thành Vinh, Phó Trưởng khoa Sức khoẻ Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung Ương, cho biết: Việc phải đối mặt nhiều áp lực từ việc học hành, thi cử, áp lực từ chính bản thân, từ bạn bè, thầy cô, cha mẹ… khiến nhiều học sinh bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Càng gần những đợt thi quan trọng, số trẻ mắc lo âu, rối loạn tâm lý càng gia tăng.

Năm 2022, khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành nghiên cứu về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội (từ lớp 6 đến lớp 9) cho thấy các biểu hiện lo âu ở trẻ chiếm tỉ lệ 38%, tiếp theo là stress với 33% và trầm cảm là 26,1%.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những trẻ đến khám và điều trị vì có các biểu hiện lo âu, trầm cảm, căng thẳng, có nhiều trẻ được đánh giá ngoan, thành tích học tập khá giỏi.

Trường hợp này, trẻ thường hay tự tạo áp lực với bản thân mình để giữ hình ảnh với bạn bè, gia đình, thầy cô khiến trẻ nỗ lực không ngừng. Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi thậm chí trầm cảm, nhất là khi không đạt được kỳ vọng như mong muốn.

Biểu hiện của bệnh không giống nhau, nhưng cha mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:

Cảm giác buồn bã, trống rỗng hoặc vô vọng

Giận dữ, cáu kỉnh hoặc thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ

Mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết hoặc tất cả các hoạt động bình thường, chẳng hạn như sở thích hoặc thể thao

Rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Mệt mỏi vì vậy ngay cả những nhiệm vụ nhỏ cũng phải nỗ lực rất nhiều

Giảm sự thèm ăn và giảm cân hoặc ngược lại tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân

Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn

Suy nghĩ chậm chạp, kém tập trung

Cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội nhiều hoặc tội không đúng

Khó suy nghĩ, khó tập trung, khó đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ

Có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử

Có các vấn đề về cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu.

Theo Đời sống
Con buồn bã đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Trẻ bị trầm cảm không chỉ ảnh hướng đến tâm trạng mà còn tác động đến sức khỏe thể chất, chất lượng cuộc sống, học tập và các mối quan hệ xã hội. Các triệu chứng trầm cảm của trẻ em và người lớn không có nhiều khác biệt.
back to top