Thủ phạm "tàn phá" gan hơn rượu bia

Tỷ lệ mắc các bệnh lý về gan mật ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng. Dưới đây là các thói quen gây ảnh hưởng gan bạn cần lưu ý.

Gan là cơ quan thiết yếu trong cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng để duy trì sức khỏe toàn diện. Không chỉ giúp cơ thể giải độc, gan còn đóng vai trò then chốt trong quá trình trao đổi chất và các chức năng sinh lý khác. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chủ quan trong việc bảo vệ bộ phận quan trọng này.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia y tế, có những thói quen xấu hàng ngày đang âm thầm “tàn phá” lá gan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng

Lạm dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung có thể đặt gan vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng, vì gan phải làm việc vất vả để chuyển hóa và loại bỏ các chất này khỏi cơ thể.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Việc phụ thuộc quá mức vào thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn hoặc thực phẩm bổ sung có thể dẫn đến các vấn đề về gan, đặc biệt khi các loại thuốc này được sử dụng quá liều hoặc kết hợp với rượu, gây ra nguy cơ nhiễm độc gan và các phản ứng bất lợi khác. Hơn nữa, ngay cả các chất bổ sung dinh dưỡng và một số loại thảo mộc cũng có thể gây hại cho gan nếu được sử dụng quá nhiều, chẳng hạn như bổ sung vitamin A.

Thường xuyên thức khuya

Thời gian giải độc và phục hồi của gan thường diễn ra từ 23 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Trong khoảng thời gian này, cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi sâu, các cơ quan khác hoạt động chậm lại, cho phép gan tập trung vào quá trình thanh lọc và đào thải độc tố tích tụ trong ngày.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nếu bạn không ngủ trong khoảng thời gian này, khả năng giải độc của gan sẽ bị suy giảm. Khi đó, các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể, gây áp lực lớn cho gan và dẫn đến các vấn đề về gan.

Ăn đêm

Theo tạp chí Health, ban đêm là thời điểm cơ thể cần được nghỉ ngơi. Việc ăn uống vào thời điểm này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột mà còn làm tổn thương gan. Đặc biệt là thức ăn nhiều chất béo gây kích thích, sau khi ăn vào cơ thể sẽ tích tụ một lượng lớn chất béo và calo, từ đó dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Lười uống nước

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thói quen quên uống nước khiến cơ thể gặp vấn đề về chuyển hoá, thải độc, lâu dần hại gan và thận. Uống nước thường xuyên làm cho máu loãng hơn, giúp gan dễ lọc và thải bỏ độc tố.

Ăn quá mặn

Thói quen ăn mặn có hại cho gan vì lượng muối quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra ngoài, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, những người có bệnh gan có thể dẫn tới phù nề do bị giữ nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ gan của bạn.

Lạm dụng nước ngọt có ga

Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị men gan cao, dễ gây tổn thương gan. Nước ngọt có ga là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên loại đồ uống này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị men gan cao.

Cần làm gì để gan khỏe mạnh?

- Để lá gan khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Hằng ngày cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh để tăng lượng nước và sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi người lớn cần uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá.

- Không ăn nhiều đồ béo như chiên rán, quay, đồ ăn nhanh; không sử dụng thực phẩm chứa chất độc hại.

- Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Mỗi ngày cần tập luyện ít nhất 30 phút, các bài tập từ chạy bộ, đi bộ, đạp xe... đều rất tốt cho gan.

- Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng một ngày để gan được nghỉ ngơi, hồi phục.

- Không lạm dụng thuốc, phải sử dụng thuốc đúng chỉ định cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.

- Ngoài ra, khi có biểu hiện bất thường cần tới cơ sở y tế chuyên khoa gan mật để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Theo VietnamDaily
back to top