Đũa ăn có đặc điểm này cần vứt ngay kẻo gây hại sức khỏe

Do sử dụng hàng ngày nên đũa có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn, nấm mốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đũa ăn có đặc điểm này cần vứt ngay, kẻo gây hại sức khỏe - Ảnh minh hoạ

Đũa ăn có đặc điểm này cần vứt ngay, kẻo gây hại sức khỏe - Ảnh minh hoạ

Chất gây ung thư gan mạnh nhất có trong đũa bị mốc

Đũa là nơi chứa nhiều vi sinh vật gây hại được tích tụ và hình thành dần trong quá trình ăn. Có thể kể đến vi khuẩn tụ cầu staphylococcus và vi khuẩn escherichia coli (E.Coli), những tác nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa,... Đáng chú ý nhất là aflatoxin nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.

Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 16 loại Aflatoxin khác nhau, trong đó Aflatoxin B1 là loại mạnh nhất.

Sau khi vào cơ thể người hoặc động vật, Aflatoxin B1 chủ yếu được gan chuyển hóa thành một loại dẫn xuất khác, có khả năng gắn chèn với ADN nên gây ra đột biến gen. Nếu đột biến gen khiến tế bào phân chia không ngừng nghỉ thì sẽ khởi phát ung thư.

Vì Aflatoxin B1 chủ yếu được chuyển hóa bởi gan, nên nó cũng là chất gây ung thư gan mạnh nhất mà con người từng biết.

Lưu ý khi dùng đũa cần loại bỏ ngay

Không dùng đũa đã nấm mốc

Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Không dùng đũa ngửi có mùi hắc

Nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên. Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo.

Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần. Nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.

Đũa mới mua phải được rửa sạch trước khi dùng

Trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay một chất hóa học nào đó. Đũa mới mua trước tiên phải rửa sạch bằng nước, luộc trong nước nóng trong nửa giờ, phơi khô rồi mới đem ra sử dụng.

5 bước rửa đũa đúng cách

Rửa sạch từng chiếc đũa riêng lẻ

Không lăn qua lăn lại toàn bộ chiếc đũa trong lòng bàn tay vì việc này sẽ không loại bỏ hoàn toàn chất bẩn. Bất kỳ đũa được làm từ vật liệu nào cũng nên được làm sạch riêng lẻ, và nên dùng phần xốp của miếng cọ rửa để chải qua lại, đặc biệt là đũa tre và đũa gỗ.

Làm sạch bằng miếng bọt biển

Nếu dùng phần thô ráp của miếng cọ rửa hoặc cọ sắt chà mạnh sẽ để lại nhiều vết xước nhỏ trên đũa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng ẩn náu. Sử dụng phần bọt biển mềm mại để tránh làm hỏng đũa. Lau từng chiếc đũa cẩn thận để loại bỏ vết dầu và nước bọt.

Làm sạch dọc theo các khe

Đầu đũa được thiết kế có rãnh và có vết lõm thì việc làm sạch dọc theo các khe đó để tăng cường khả năng làm sạch là rất quan trọng.

Đặt ở nơi thoáng gió sau khi rửa

Sau khi rửa sạch, nên đặt đũa ở nơi thoáng gió cho đến khi ráo hết nước. Không nên đặt đũa vào ống khi chưa được làm khô, nếu không phần đũa ở dưới đáy ống sẽ dễ bị mốc và đen do ẩm lâu ngày.

Tránh sử dụng đũa có vết trầy xước hoặc vết đốm

Khi có vết xước hoặc vết đốm trên bề mặt đũa, hãy tránh sử dụng chúng. Nếu đũa gỗ, đũa tre có gờ dễ sinh sôi vi khuẩn, không nên sử dụng nữa, nếu không có tình trạng gì thì nên khử trùng thường xuyên, mỗi tuần một lần.

Theo Đời sống
Mổ miễn phí cho 90 trẻ bị dị tật bẩm sinh

Mổ miễn phí cho 90 trẻ bị dị tật bẩm sinh

130 trẻ bị dị tật bẩm sinh đã được khám sàng lọc và 90 bé được phẫu thuật miễn phí mang đến một cuộc sống mới nhiều năng lượng, đầy tự tin cho những em bé sinh ra đã chịu thiệt thòi vì những khiếm khuyết trên gương mặt.
back to top