Đừng ăn cơm bằng loại bát đũa này nếu không muốn bệnh tật tìm đến

Bát đĩa là đồ vật quen thuộc, không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên nếu không sạch sẽ hoặc được làm bằng nguyên liệu nguy hiểm thì có thể truyền mầm bệnh, độc tố vào cơ thể dễ dàng.

Bát đĩa làm bằng nhựa melamine kém chất lượng

Các loại bát đĩa làm bằng nhựa melamine thường có vẻ ngoài sáng và đẹp mắt. Mặc dù vậy, nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng, sử dụng không đúng cách trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Những đồ dùng bằng nhựa an toàn hầu hết đều làm bằng nhựa melamine được tổng hợp từ melamine và formaldehyde. Mặc dù 2 chất này đều có độc nhưng nhưng khi được tổng hợp thành nhựa melamine lại trở nên vô hại với sức khoẻ.

Bát đĩa làm bằng nhựa melamine kém chất lượng. Ảnh minh họa

Bát đĩa làm bằng nhựa melamine kém chất lượng. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất vì để tiết kiệm chi phí nên thường dùng ure với giá thành thấp thay cho nhựa melamine tạo thành nhựa ure formaldehyde. Phủ lên trên là một lớp bột trắng melamine mould compound.

Khi gặp nhiệt độ cao, những loại dụng cụ ăn uống dùng loại nhựa chất lượng thấp này sẽ giải phóng formaldehyde gây hại cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh về máu (bạch cầu) và ung thư.

Cùng với đó, những sản phẩm từ nhựa melamine cũng không nên dùng quá nhiều trong thời gian dài. Bởi khi sử dụng lâu ngày các thành phần gây hại có trong bát đĩa sẽ dần bị bong tróc và ngấm vào thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cụ thể như gây ra cảm giác khó thở, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tổn thương chức năng gan thận và thậm chí là ung thư.

Ngoài ra, bát đĩa làm bằng nhựa melamine cũng có hạn chế nhất định về khả năng chịu nhiệt. Nếu vượt quá nhiệt 120 độ C có thể khiến các chất độc hại bị hòa tan và khi nhiệt độ vượt quá 250 độ C sẽ sinh ra khí độc, gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người.

Đũa tre/gỗ bị mốc

Các loại đũa làm bằng tre gỗ có những ưu điểm như nhẹ nhàng, dễ gắp, lại làm bằng chất liệu tự nhiên nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, theo thời gian, những chiếc đũa tre “quá tuổi” có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe như Staphylococcus Aureus và E.coli gây ra các chứng tiêu chảy, nôn mửa.

Đáng lo ngại nhất là aflatoxin. Đây là loại độc tố vi nấm cực có hại cho cho gan và được xác định là chất gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng aflatoxin độc hại hơn asen 68 lần. Sự tích tụ lâu dài có thể dễ dàng gây tổn hại cho sức khỏe.

Đũa tre/gỗ bị mốc gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Đũa tre/gỗ bị mốc gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Chính vì vậy, trong môi trường khô ráo thoáng mát, thời hạn sử dụng của đũa tre/gỗ là 3-6 tháng. Nếu trong môi trường ẩm ướt, dù không sử dụng trong thời gian dài thì đũa cũng có thể bị mốc, hư hỏng. Khi đũa đổi màu, có đốm nấm mốc, biến dạng hoặc có mùi chua thì nên bỏ ngay. Không chỉ các loại đũa, thớt gỗ sau khi sử dụng thời gian dài nếu có những sự thay đổi hoặc bị mốc cũng nên thay để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Cùng với đó, hiện nay có xuất hiện nhiều loại đũa tre có lớp sơn màu bên ngoài. Dù khá đẹp mắt nhưng với những sản phẩm kém chất lượng, lớp sơn này khi gặp nhiệt độ cao có thể ẩn chứa các chất gây ung thư như chì, benzen...

Các loại đũa nhựa làm từ chất liệu PVC cũng dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao và thải ra khí độc gây hại cho sức khỏe.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
Cận cảnh em bé chào đời với 3 vòng hoa quấn cổ: Cẩn thận biến chứng

Em bé chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ

Vòng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng. Phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh nhưng cần theo dõi để tránh biến chứng.
back to top