Ăn đào trị hen suyễn

ng y cho rằng thịt quả đào vị ngọt chua, tính ôn, đi vào kinh can, trường vị. Có công năng sinh tân nhuận tràng, hoạt huyết tiêu tích, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, liễm phế, tiêu ứ.

Chủ yếu dùng điều trị hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng sốt khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, bế kinh, chấn thương đụng giập, chứng táo bón, kinh nguyệt không đều, ho, khô mồm, khô lưỡi hay bị cao huyết áp…

hen suyễn

Quả đào có tác dụng trị nhiều bệnh.

Thành phần trong thịt quả đào chứa chất màu, đường, axít hữu cơ, vitamin và ít tinh dầu. Đào còn là nguồn niacin hay niaxin còn được gọi là vitamin B3, axit nicotinic hay vitamin PP, là một hợp chất hữu cơ có công thức C6H5NO2 và là một trong 40 đến 80 chất dinh dưỡng thiết yếu của con người, thiamin, (vitamine B1) kali và canxi tuyệt vời.

Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten (tiền vitamine A) – một chất chống ôxy hóa chuyển thành vitamin A khi được hấp thu vào cơ thể. Nó rất cần cho sức khỏe của tim và mắt.

Người có chế độ ăn giàu hàm lượng vitamin A ít bị đục thủy tinh thể hơn. Lượng chất chống ôxy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa.

Nó cũng được coi là một chất làm sạch và còn giải độc cho thận. Ngoài ra, quả đào có hàm lượng chất xơ cao. Có 2 loại chất xơ: chất xơ không hòa tan (không tan trong nước) và chất xơ hòa tan.

Chất xơ không hòa tan có lợi cho sức khỏe tim vì nó rút nước và làm tăng khối phân, giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Việc làm sạch thành ruột cũng làm tăng lượng chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu và giải độc cho cơ thể. Chất xơ không hòa tan cũng giúp giảm về nồng độ cholesterol.

Trị yếu phổi, hen suyễn, ra mồ hôi trộm: Dùng đào chín tươi một quả bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính.

Chữa bệnh phù thũng: Đào tươi ăn mỗi ngày 2 – 3 lần.

Dùng trợ tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng: Đào chín gọt vỏ bỏ hạt, thái lát, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn.

Trị bế kinh, kinh ít, thông kinh: Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, xirô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt; xay nhỏ với đào nhân, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần.

Dưỡng da, làm đẹp da: Ngày ăn 1 – 4 trái đào chín hoặc mứt đào khô.

Chữa mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu: Đào nhân 50g, đại mễ (gạo tẻ) 60g. Nấu cháo cho ăn vào bữa sáng và bữa tối.

Trị suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính: Đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát trộn với nước gừng mật ong liều lượng vừa ăn.

Lưu ý: Không nấu đào với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Người có cơ địa nóng, đái tháo đường, suy nhược cơ thể, trẻ em và phụ nữ có thai nên hạn chế dùng.

Thúy Nga

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top