3 bài thuốc trị ho, hen suyễn hiệu quả

Ho, hen là bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa. Dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thuốc có tác dụng phòng trị bệnh hiệu quả.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/3-bai-thuoc-tri-ho-hen-suyen-hieu-qua1.jpg

Ho là chứng bệnh hay gặp.

Bài 1: Quả chanh, cam thảo, đường kính hoặc mật ong. Cách bào chế: Chanh quả bổ đôi và cam thảo cho vào nồi gang hay đất (không dùng nồi đồng), đổ 1 lít nước lã vào đun sôi 15 phút, rồi cho đường hay mật vào, lại đun sôi thêm 15 phút nữa. Sau đó bắc nồi ra, đậy kín, để nguội trong 4 ngày cho thuốc lên men.

Sau khi thuốc lên men đem ra lọc kỹ, lấy nước đổ và trong chai nút kỹ, dùng dần. Thuốc luôn luôn có chất chua là thuốc tốt, thuốc ngọt nhiều hay nhạt là thuốc hỏng không hiệu nghiệm.

Nếu hen suyễn vắt thêm chanh vào thuốc. Cách dùng từ 1 đến 4 thìa cà phê 1 lần. Người lớn từ 2 thìa đến 4 thìa canh 1 lần, ngày uống 2 đến 3 lần. Uống mỗi đợt 10 – 15 ngày, nếu chưa khỏi thì uống thêm đợt nữa. Chủ trị ho, hen suyễn, làm cho long đờm, kiêng không uống rượu.

Bài 2: Bạch phàn, ô tặc cốt. Cách bào chế: Bạch phàn nửa dùng sống, nửa cho vào chảo phơi khô. Ô tặc cốt tẩm muối đem nướng lên than cho vàng bỏ hết vỏ ngoài. Tất cả đem tán nhỏ dùng bột. Mỗi ngày uống 3 lần trước bữa cơm 1 giờ, mỗi lần uống 8g, với nước đun sôi. Trẻ nhỏ giảm bớt liều. Tác dụng giảm ho, long đờm.

Bài 3: Trần bì, hạnh nhân. Cách bào chế: Bài thuốc gồm có trần bì, hạnh nhân, bạch linh, thanh đại, bán hạ chế, bạch giới, cam thảo, đình lịch. Các vị trên tán nhỏ, luyện với hồ tẻ, viên bằng hạt đậu xanh. Trẻ em ho gà ngày uống 2 lần, đêm uống 1 lần, mỗi lần 4 viên. Ho lâu ngày mỗi lần uống 4 viên, cả ngày và đêm uống 3 lần. Người lớn ngậm 6 viên 1 lần, ngậm luôn.

Ho lâu ngày dùng thang bằng hạt quả chanh, lấy 10 hạt chanh giã nát, để vào chén con, cho thêm một tí đường kính và một tí nước, cho vào nồi cơm hấp lấy nước làm thang mài thuốc viên uống. Người lớn ho khan ngậm với vài hạt muối. Ho hàn ngậm với gừng sống.

Lương y Chu Văn Tiến

(Hội Đông y Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top