Vỏ rễ dâu trị hen suyễn

Vỏ rễ dâu có tác dụng tả phế bình suyễn, lợi tiểu, tiêu phù. Trị hen suyễn do phế nhiệt; ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng.

Vỏ rễ dâu còn có tên là tang bạch bì, vị ngọt, tính hàn. Vào kinh phế nên tang bạch bì có tác dụng tả phế bình suyễn, lợi tiểu, tiêu phù. Trị ho suyễn do phế nhiệt; ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng. Hằng ngày có thể dùng 4 – 25g.

Tang bạch bì được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Tiêu thoát nóng ở phổi (tả phế), cắt cơn hen suyễn: Dùng cho các chứng bệnh đờm có sốt nóng (đàm nhiệt) làm vướng phổi, ho hen suyễn, đờm cò cử, miệng khát…

Bài 1: Bột tả bạch: tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, sinh cam thảo 8g, ngạnh mễ 20g. Sắc uống. Trị viêm phế quản, viêm phổi, sốt nhẹ, ho hen.

Bài 2: tang bạch bì 12g, lá tỳ bà 12g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho hen suyễn.

Bài 3: tang bạch bì 20g, hạt tía tô 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm khí quản, ho hen suyễn.

Lợi niệu tiêu thũng:

Bài 1: tang bạch bì 20g, xích tiểu đậu 63g. Sắc uống. Chữa viêm thận, phù thũng, đái ít.

Bài 2: Chè thuốc ngũ bì: tang bạch bì 12g, vỏ quả cau 12g, vỏ gừng 12g, trần bì 8g, phục linh bì 8g. Sắc uống. Chữa phù thũng, bụng trướng, tiểu tiện không lợi.

Tiêu viêm:

Bài 1: Bạch hổ thang gia giảm: ngân hoa 16g, hoàng liên 6g, liên kiều 6g, tang bạch bì 8g, hoàng cầm 6g, thạch cao 20g, tri mẫu 6g, cam thảo 4g. Trị viêm phổi trẻ em thể nhiệt độc.

Bài 2: kim ngân hoa 16g, hoàng liên 8g, sài đất 20g, thạch cao 20g, lá tre 12g, tử tô 8g, tang bạch bì 8g. Trị viêm phổi thể phong nhiệt.

Kiêng kỵ: Người bị ho, hen suyễn do lạnh phổi (phế hàn) không uống.

Theo BS Tiểu Lan (Suckhoedoisong.vn)

Theo Đời sống
Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Trong lúc ngủ, bà V.T.H., 54 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) hoảng hốt vì nghe tiếng sột soạt kèm cảm giác đau nhói trong tai, khi khám bất ngờ phát hiện một con côn trùng với chân đầy gai nhọn bên trong.
back to top