<div> <p>Cuộc ẩu đả đẫm máu giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vào tuần trước là cuộc xung đột tồi tệ nhất giữa 2 nước trong hàng thập kỷ qua.</p> <p>Trong cuộc xung đột này, binh lính 2 nước đều không sử dụng bất kỳ loại súng ống hay vũ khí gây nổ nào. Thay vào đó, “vũ khí” mà 2 bên sử dụng trong cuộc xung đột là gậy và đá. Sự kiềm chế trong việc sử dụng vũ khí chiến đấu này dựa trên một thỏa thuận mà 2 nước đã đạt được vào năm 1996.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao trung quoc va an do khong dung sung trong xung dot bien gioi? hinh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/27/images-vov-vn_ad_kgub.jpg" title="vì sao trung quốc và ấn độ không dùng súng trong xung đột biên giới? hình 1" /></td> </tr> <tr> <td style="text-align: center;"> <p>Trong cuộc xung đột biên giới vào giữa tháng 6, Ấn Độ và Trung Quốc không sử dụng súng mà chỉ sử dụng gậy gộc và sỏi đá để tấn công nhau. Ảnh minh họa: AFP</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><b>Thỏa thuận năm 1996 là gì?</b></p> <p>Trung Quốc và Ấn Độ đã ký kết "Thỏa thuận giữa Chính phủ Cộng hòa Ấn Độ và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về các Biện pháp xây dựng Lòng tin trong Khu vực Quân sự dọc Đường kiểm soát Thực tế (LAC) tại các khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc" vào tháng 11 năm 1996.</p> <p>Theo thỏa thuận này, quân đội 2 nước bị cấm sử dụng các loại súng ống hoặc vũ khí gây nổ trong phạm vi 2km của LAC, ngoại trừ sử dụng cho mục đích huấn luyện trong tầm bắn nhất định nhằm "ngăn cản các hoạt động quân sự nguy hiểm tại LAC".</p> <p>Hai bên cũng nhất trí cắt giảm hoặc hạn chế các lực lượng quân sự dọc theo LAC. Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý hạn chế một số loại vũ khí như xe tăng chiến đấu, phương tiện chiến đấu trên bộ, lựu pháo cỡ nòng 75mm hoặc lớn hơn, súng cối cỡ nòng 120mm hoặc lớn hơn, tên lửa đất đối đất và tên lửa đất đối không. Các máy bay quân sự cũng bị cấm bay trong phạm vi 10km của LAC nếu không có thông báo trước.</p> <p><b>Thỏa thuận có hiệu lực như thế nào?</b></p> <p>Tranh chấp biên giới kéo dài giữa Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đến thương vong gần đây nhất trước sự việc hồi giữa tháng 6/2020 là vào năm 1975 khi quân đội tuần tra 2 nước đụng độ dẫn đến 4 binh lính Ấn Độ thiệt mạng.</p> <p>Trong các thập kỷ sau đó, các cuộc đụng độ giữa 2 nước dọc theo LAC xảy ra gần như vào mỗi mùa xuân khi tuyết tan khiến cho việc tuần tra có thể thực hiện được. Một số vụ xung đột đã leo thang nhưng chưa có báo cáo nào về thương vong.</p> <p>Năm 2017, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã rơi vào tình trạng bế tắc kéo dài tại Doklam thuộc một cao nguyên giao giữa 2 nước này và Bhutan. Tuy nhiên không có bất kỳ cuộc đụng độ nào xảy ra trong 73 ngày đối đầu.</p> <p>Dù vậy, tại khu vực Hồ Pangong nằm giữa Ladakh do Ấn Độ kiểm soát và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát, quân đội 2 nước đã giao tranh với nhau theo từng nhóm nhỏ. Các video cho thấy 2 bên đã lao vào đánh đấm và ném đá nhau, khiến cho binh lính của cả hai đều bị thương.</p> <p>Cuộc đụng độ hồi tuần trước giữa <span>quân đội Trung Quốc và Ấn Độ</span> đã gây ra con số thương vong đáng kể khi 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng và 76 binh lính khác bị thương. Trung Quốc mặc dù không công bố số liệu cụ thể nhưng cũng xác nhận quân đội nước này có thương vong trong vụ việc trên. Những con số này phần nào cho thấy mức độ thực sự của cuộc xung đột. Nếu thỏa thuận cấm các loại súng ống bị dỡ bỏ, tình trạng đổ máu có thể sẽ còn tồi tệ hơn. Trong cuộc chiến biên giới năm 1962 giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hàng trăm binh lính Trung Quốc và hàng nghìn binh lính Ấn Độ đã thiệt mạng.</p> <p><b>Số phận thỏa thuận Ấn - Trung năm 1996</b></p> <p>Truyền thông Ấn Độ cho biết trong một cuộc gặp giữa quân đội 2 nước ngày 22/6, Trung tướng Harinder Singh, Chỉ huy Quân đoàn số 14 đóng tại Leh của quân đội Ấn Độ đã trao đổi với Thiếu tướng Lưu Lâm, Tư lệnh Quân khu Nam Tân Cương của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) rằng ông được phép tự quyết định thực hiện các biện pháp phù hợp nếu cần thiết, một tuyên bố hàm ý rằng Ấn Độ có thể sẽ từ bỏ thỏa thuận năm 1996.</p> <p>Nếu thỏa thuận này bị hủy bỏ, các cuộc đụng độ trong tương lai và tình trạng bế tắc giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể dễ dàng leo thang thành đối đầu quân sự trong bối cảnh 2 nước huy động đáng kể lực lượng tăng cường trong những tuần gần đây./.</p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vì sao Trung Quốc và Ấn Độ không dùng súng trong xung đột biên giới?
Trong cuộc xung đột biên giới vào giữa tháng 6, vì sao Ấn Độ và Trung Quốc không sử dụng súng mà chỉ sử dụng gậy gộc và sỏi đá để tấn công nhau?
Quân đội Trung Quốc diễn tập quy mô lớn, sẵn sàng thống nhất Đài Loan
Đài Loan là nơi mới nhất ở châu Á có ca bệnh đậu mùa khỉ
Kinh tế Trung Quốc thiệt hại ra sao từ các lệnh phong tỏa do Covid-19?
Tổng thống Hàn Quốc: Chuyển văn phòng khỏi nhà xanh là vì tương lai đất nước
Việt Nam yêu cầu Đài Loan huỷ bỏ hoạt động tập trận ở Trường Sa
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine làm lộ ra những lỗ hổng chính trị ở châu Á
Cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine đã khiến mối quan hệ nồng ấm trước đây của Nga với các cường quốc châu Á bị nghi ngờ, và làm lộ ra những lỗ hổng chính trị tại khu vực Châu Á.
Trung Quốc hạ lãi suất cho vay lần thứ 2 trong tháng để cứu nền kinh tế giảm sâu
Trong một nỗ lực ngăn nền kinh tế tiếp tục giảm sâu, giới chức Trung Quốc tiếp tục hạ lãi suất lần thứ hai chỉ trong một tháng.
Vụ phóng tên lửa siêu thanh của Triều Tiên khiến Lầu Năm Góc hốt hoảng
Theo CNN, các quan chức hàng không và quân đội Mỹ tin rằng, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 12/1 có thể gây ra mối đe dọa cho 'đất nước' và đã thực hiện các biện pháp phòng thủ ban đầu.
Trung Quốc cấm hoàn toàn phim đồng tính nam
Tân Hoa Xã đưa tin giới chức Trung Quốc chỉ thị "ngừng sản xuất show đào tạo thần tượng, phim thuộc đề tài đam mỹ (tình yêu đồng tính nam)".
Trung Quốc bác cáo buộc đẩy các nước châu Phi vào 'bẫy nợ'
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bác bỏ cáo buộc Bắc Kinh đang đẩy các nước châu Phi vào bẫy nợ bằng các khoản vay khổng lồ.
Chưa đầy 10 năm nữa, kinh tế Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới
Theo báo cáo của Công ty tư vấn Cebr của Anh hôm 26/12, Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới vào năm 2030.
Khối nợ ngầm 8.300 tỷ USD trái phiếu bất động sản Trung Quốc chực phát nổ
Những người nắm giữ trái phiếu của các công ty huy động vốn thuộc chính quyền địa phương (LGFV) đang lo ngại. Các LGFV này tạo nên khối nợ lớn nhất Trung Quốc, khoảng 53.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 8.300 tỷ USD, bằng 52% GDP.
Mỹ ra mắt phần mềm dự đoán khi Trung Quốc nổi giận
Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương khoe phần mềm giúp đoán phản ứng của Bắc Kinh với những hành động như bán vũ khí và triển khai quân.
Evergrande không trả được nợ, nhưng chưa tuyên bố vỡ nợ, thị trường... nín thở
Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc - đã chính thức không trả được nợ đúng hạn.
Cổ phiếu chạm đáy, Evergrande lại bên bờ vực phá sản
Tập đoàn Bất động sản China Evergrande một lần nữa lại đứng bên bờ vực phá sản, giá cổ phiếu chạm đáy, xuống mức thấp kỷ lục
Tàu biển đi qua Trung Quốc đột nhiên “biến mất”, chuyên gia lo ngại về đứt gãy chuỗi cung ứng
Nhiều tàu trong vùng biển Trung Quốc đã biến mất trên hệ thống theo dõi. Sự bất thường này khiến các chuyên gia trong ngành vô cùng quan ngại, đặc biệt là vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay.