Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer?

Các nhà nghiên cứu cho biết, AI sẽ không thay thế các bác sĩ lâm sàng trong quá trình phân loại và điều trị, nhưng tạo điều kiện cho việc chẩn đoán như một công cụ để xác định và can thiệp ở giai đoạn sớm nhất có thể.

Ước tính, cứ 3 giây lại có một người trên thế giới mắc bệnh Alzheimer, và số người mắc bệnh này được dự báo sẽ tăng gấp ba trong 50 năm tới.

Con số đáng báo động này từ Tổ chức Y tế Thế giới đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, Anh phát triển một công cụ có khả năng dự đoán những dấu hiệu sớm của những người có khả năng mắc bệnh Alzheimer bằng cách sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Một khi phương pháp này được phổ cập rộng rãi tới nhiều nước trên thế giới, nó sẽ giúp các quốc gia tiết kiệm được chi phí y tế và nguồn nhân lực, cũng như giúp nhiều người tránh được nỗi đau do bệnh tật đem lại.

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer?. Ảnh VnEconomy

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer?. Ảnh VnEconomy

Tại một trung tâm nghiên cứu thuộc Đạihọc Cambridge, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tìm ra một ứng dụng tiên phong của Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát hiện sớm những người có dấu hiệu mắc bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu.

Thuật toán AI mà các nhà nghiên cứu tại đây đã phát triển được thiết kế để xử lý dữ liệu từ các lần quét MRI và phản hồi cho các bảng câu hỏi kiểm tra được gọi là 'bài kiểm tra nhận thức' bằng các công nghệ xử lý dữ liệu phức tạp. Người ta hy vọng rằng công cụ mới này có thể giúp can thiệp sớm hơn để chăm sóc và giảm nhu cầu về các xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn và tốn kém.

Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60-80% các trường hợp mất trí nhớ trên thế giới. Vì lý do này, việc phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng, bởi các phương pháp điều trị được bắt đầu ở giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bệnh nhân được thu thập thường xuyên, không xâm lấn với chi phí thấp, bao gồm kết quả kiểm tra nhận thức và chụp cộng hưởng từ, từ hơn 400 người, để phát triển thuật toán. Sau đó, họ tiến hành thử nghiệm với sự tham gia của 600 tình nguyện viên ở Mỹ và dữ liệu của 900 người từ các bệnh viện ở Anh và Singapore.

Công nghệ AI được phát triển có độ chính xác gấp ba lần trong việc dự đoán tiến triển hình thành bệnh Alzheimer so với tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại dành cho bệnh nhân. Công nghệ này phát hiện ra những dấu hiệu không phải lúc nào cũng dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường hoặc trực giác của con người.

AI sử dụng dữ liệu mà nó đã phân tích để giúp đưa ra những dự đoán chính xác hơn về kết quả mà nó thể hiện.

Các nhà nghiên cứu cho biết công nghệ AI sẽ không thay thế các bác sĩ lâm sàng trong quá trình phân loại và điều trị, nhưng tạo điều kiện cho việc chẩn đoán như một công cụ để xác định và can thiệp ở giai đoạn sớm nhất có thể. Hy vọng rằng công cụ này có thể sớm được sử dụng để hỗ trợ trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe thực tế tại Vương quốc Anh và trên toàn thế giới trong nỗ lực chống lại một căn bệnh đang trở nên phổ biến với nhân loại.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top